Chia sẻ về hậu quả của việc “nghiện” cắn móng tay, người phụ nữ khiến nhiều người rùng mình

Chia sẻ về hậu quả của việc “nghiện” cắn móng tay, người phụ nữ khiến nhiều người rùng mình

Rất nhiều người có thói quen xấu là cắn móng tay nhưng họ không hề nhận ra những tác hại nghiêm trọng của thói quen này đối với sức khoẻ và cơ thẻ, đặc biệt là khi nó ăn sâu vào tiềm thức của họ. Một số người nghiện cắn móng tay tới mức cắn toàn bộ móng tay của họ và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ngón tay nghiêm trọng. 

Theo trang tin Metro, một phụ nữ đến từ Scotland đã chia sẻ câu chuyện chứng minh lý do tại sao bạn không nên cắn móng tay.

Một người bạn giấu tên của người phụ nữ là người "nghiện" cắn móng tay đã phải nhanh chóng đến bệnh viện để phẫu thuật khẩn cấp sau khi ngón tay của cô ấy bị nhiễm trùng và bắt đầu lan lên cánh tay. Nội dung của bài chia sẻ như sau:

"Một người mà tôi biết, người vô cùng thích cắn móng tay của chính mình, cuối cùng đã phải đến Bệnh viện Hoàng gia Glasgow để phẫu thuật khẩn cấp vì cô ấy đã cắn móng tay quá sâu và bị nhiễm trùng ở ngón tay.

Trước đó, cô ấy đã nói chuyện với hai dược sĩ riêng biệt trong vài ngày, họ đã khuyên cô ấy nên sử dụng magiê sunfat và giữ cho ngón tay sạch sẽ bằng cách băng bó lại.

Tình trạng vẫn tiếp tục trở nên tồi tệ, và cuối cùng đã được thông báo nếu để lâu hơn nữa nó có thể gây tử vong vì nhiễm trùng đang di chuyển lên cánh tay, do đó cô ấy cần phải phẫu thuật khẩn cấp!

Vì vậy, xin vui lòng ngừng cắn móng tay của bạn!"

chia se ve hau qua cua viec "nghien" can mong tay, nguoi phu nu khien nhieu nguoi rung minh - 3

Cùng với bài đăng, cô đã chia sẻ một vài bức ảnh của người bị nhiễm trùng ngón tay. Cô cũng chia sẻ rằng người  bạn nghiện cắn móng tay đã được truyền kháng sinh sau khi phẫu thuật.

"Phẫu thuật đã được thực hiện và cô ấy sẽ được truyền kháng sinh trong vài ngày tới. Và trông ngón tay ấy như thế này đây! Có thể móng tay sẽ không bao giờ mọc lại nữa, nhưng thay vào đó thì cô ấy sẽ không còn gì để cắn nữa!"

chia se ve hau qua cua viec "nghien" can mong tay, nguoi phu nu khien nhieu nguoi rung minh - 4

Thói quen cắn móng tay nguy hiểm thế nào?

Móng tay nhiễm khuẩn

Các nghiên cứu đã phát hiện số lượng vi khuẩn ẩn trong móng tay nhiều gấp 2 lần so với ngón tay và bàn tay. Khi bạn rửa sạch tay thì vi khuẩn vẫn còn bám trên móng tay.

Cắn móng tay là lúc đưa vi khuẩn vào miệng. Từ đó rất dễ gây ra các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nhiễm trùng móng tay

Thói quen cắn móng tay có thể gây ra nhiều vết trầy xước trên móng tay. Đây chính là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men và nhiều vi sinh vật khác xâm nhập vào.

Vi khuẩn theo đó vào gây nhiễm trùng móng tay và thậm chí gây nhiễm trùng trong máu. bệnh thường được gọi là paronychia (viêm mé) gây ra đau đớn và sưng phù móng tay.

Lây nhiễm virus mụn cóc

Virus HPV là một loại virus gây u nhú ở người, đặc biệt chúng thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay. Nếu bạn cắn móng tay quá nhiều, các hạt mụn cóc này sẽ xuất hiện ở ngón tay, rồi lây lan sang khoang miệng và môi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vấn đề về răng

Cắn móng tay không chỉ ảnh hưởng đến móng tay mà còn có thể làm cho răng của bạn bị xô dịch, sứt mẻ hoặc trở nên yếu dần theo thời gian. Nó cũng có thể gây hỏng men răng, làm mất sự liên kết của răng hàm trên và hàm dưới, gây viêm nướu.

Móng tay bị biến dạng

Một trong những tác dụng phụ tiêu cực của việc cắn móng tay là khiến cho móng tay bị biến dạng. Không chỉ vậy, cắn móng tay thường xuyên có thể làm thay đổi độ dài và hình dạng của móng tay vĩnh viễn.

TheoKhám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.