Chỉ đạo quyết liệt công tác xoá mù chữ và chống tái mù chữ

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Hiện nay, Nhà nước tập trung phổ cập giáo dục là cần thiết, nhưng trên thực tế chất lượng chưa tốt, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Vì hiện nay, rất nhiều người muốn đi thi bằng lái xe 2 bánh hạng A1 nhưng không biết chữ, mặc dù địa phương báo cáo là đã xóa mù chữ và hoàn thành phổ cập giáo dục cấp tiểu học.

Bộ GD&ĐT trả lời như sau: Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai có hiệu quả chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. 100% các tỉnh/thành phố đã phê duyệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án xoá mù chữ đến năm 2020, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập hoặc Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục - xoá mù chữ các cấp.

Tính đến năm 2018, tỷ lệ biết chữ độ tuổi 15 - 60 là 97,57%, trong đó, tỷ lệ biết chữ của nữ giới là 97,32%, của người dân tộc thiểu số là 92,55%. Tỷ lệ biết chữ độ tuổi 15 - 35 là 98,87%, trong đó, tỷ lệ biết chữ của nữ giới là 98,7%, của người dân tộc thiểu số là 96,38%.

Mặc dù, Trung ương chỉ đạo quyết liệt nhưng ở địa phương triển khai thực hiện có khác nhau do nhận thức của xã hội, người dân về công tác xoá mù chữ. Một số địa phương buông lỏng công tác xoá mù chữ, chưa tích cực tuyên truyền, vận động và tổ chức cho người mù chữ tham gia học xoá mù chữ. Mặt khác, bản thân người mù chữ thường là đối tượng có hoàn cảnh nghèo khó, ở các vùng sâu, vùng xa; phần lớn là người dân tộc thiểu số nên phải lo mưu sinh kiếm sống, không có nhu cầu học tập.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo triển khai các giải pháp quyết liệt để làm tốt hơn công tác xoá mù chữ và chống tái mù chữ.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.