Chết vì… ăn cam thảo đen

GD&TĐ - Một người đàn ông ở bang Massachusetts (Mỹ) đã tử vong sau khi ăn quá nhiều cam thảo đen.

Chết vì… ăn cam thảo đen

Nạn nhân 54 tuổi đang ở trong một nhà hàng thức ăn nhanh thì đột nhiên xuất hiện triệu chứng thở dốc, run rồi ngất xỉu, theo tin tức được đăng tải vào cuối tháng 9/2020 trên Tạp chí Y học New England. Người đàn ông sau đó đã được hô hấp nhân tạo và nhanh chóng tỉnh lại trước khi được đưa đến bệnh viện.

Một cuộc trao đổi với gia đình của người đàn ông tiết lộ rằng nạn nhân có một chế độ ăn uống rất kém, tiêu thụ từ một đến hai gói kẹo cam thảo mềm lớn mỗi ngày và gần như không ăn gì khác. Một vài tuần trước đó, người đàn ông đã chuyển từ ăn kẹo màu đỏ, có hương vị trái cây sang ăn kẹo cam thảo đen.

Cam thảo đen thường chứa một hợp chất gọi là glycyrrhizin, có nguồn gốc từ rễ cây cam thảo, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tiêu thụ quá nhiều rễ cam thảo hoặc kẹo có hương liệu từ rễ cam thảo có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì glycyrrhizin làm giảm nồng độ kali trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến huyết áp cao và nhịp tim bất thường.

Trong trường hợp của người đàn ông trên, nồng độ kali thấp đến mức nghiêm trọng đã dẫn đến các vấn đề về tim của nạn nhân. Người đàn ông đã được điều trị để khôi phục nồng độ kali trong người, cùng với nhiều phương pháp điều trị khác trong phòng chăm sóc đặc biệt, bao gồm cả việc được đặt lên máy thở. Bất chấp những nỗ lực này, 24 giờ sau khi đến bệnh viện người đàn ông đã tử vong.

FDA cảnh báo những người hơn 40 tuổi ăn trên 50g cam thảo đen mỗi ngày từ 2 tuần trở lên có thể bị rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, suy tim, phù nề… Dù ca bệnh trên hi hữu nhưng đây là dấu hiệu nhắc nhở cộng đồng cần thận trọng với việc hấp thụ bất cứ chất gì quá nhiều có thể gây ra các hậu quả sinh lý học.

Các nghiên cứu khác cũng dấy lên cảnh báo về việc ăn quá nhiều cam thảo. Năm 2012, các bác sĩ ở Trung tâm Y tế và Bệnh viện Mercy Chicago (Mỹ) đã công bố nghiên cứu mang tên “Lạm dụng cam thảo: Thời điểm đưa ra thông điệp cảnh báo”. Theo đó, các bác sĩ và bệnh nhân được khuyên cân nhắc trong việc dùng cam thảo. 

“Việc sử dụng cam thảo hàng ngày không được khuyến khích bởi hiệu quả nhỏ so với các tác dụng phụ”, nghiên cứu viết. Một người đàn ông Hy Lạp 35 tuổi không có bệnh nền đã liệt cơ bắp sau khi uống một lít nước pha cam thảo trong tháng ăn chay.

Ngoài ra, năm 2019, các nhà nghiên cứu đã báo cáo về trường hợp của một người đàn ông 84 tuổi ở Canada. Ông có thói quen uống vài ly trà cam thảo tự làm mỗi ngày và điều này đã khiến huyết áp của ông tăng vọt đến mức nguy hiểm.

FDA có quy định về lượng glycyrrhizin được phép có trong thực phẩm nhưng vẫn khuyến cáo mọi người nên tránh ăn một lượng lớn cam thảo cùng một lúc. Theo bác sĩ Jacqueline B. Henson, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, “Có rất nhiều sản phẩm chứa cam thảo phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Mọi người vô thức sử dụng chúng với lượng không giới hạn, khiến họ rơi vào nguy hiểm. Cam thảo đen không phải thuốc độc. Nhưng nếu bạn dùng quá thường xuyên, nó sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng”.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...