Chế độ hưởng phụ cấp thâm niên

Chế độ hưởng phụ cấp thâm niên

Tại thời điểm qua đời, mẹ tôi 43 tuổi, đã có thâm niên công tác trong ngành Giáo dục 22 năm (từ 1981 đến 2003) và chủ yếu đóng góp cho giáo dục miền núi. Tại thời điểm mất, mẹ tôi được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thời điểm năm 2003. Ngày 24/1/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2020/NĐ-CP “Quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu”. Xin hỏi, trường hợp của mẹ tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của Nghị định số 14/2020/NĐ-CP hay không? – Thu Thủy (thuthuy***@gmail.com).

* Trả lời: Ngày 24/1/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2020/NĐ-CP “Quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu”. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.

Tại Điều 3 của nghị định có nêu: Nhà giáo quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây: Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 5 năm (đủ 60 tháng) trở lên; Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/5/2011. Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bbảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định trên quy định: Trường hợp nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Nghị định này, chưa được giải quyết chế độ mà từ trần từ ngày 1/1/2012 trở về sau thì đại diện theo ủy quyền của thân nhân người từ trần (bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người từ trần) làm hồ sơ và nhận chế độ trợ cấp theo quy định. Người đại diện theo ủy quyền của thân nhân nhà giáo đã từ trần chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ và khoản tiền trợ cấp nhận được.

Căn cứ vào quy định nêu trên và các điều khoản khác của Nghị định số 14/2020/NĐ-CP, trường hợp của mẹ bạn không thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của Nghị định này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.