Bạn sẽ phải chạy 40km để hoàn thành 1 chặng marathon, vậy cơ thể sẽ phản ứng như thế nào khi chạy một chặng xa như thế.
Dễ bị sốt
Trong quá trình chạy marathon nhiệt độ bên trong cơ thể có thể tăng tới 38,8 độ C. Cơ thể lúc này sẽ liên tục toát mồ hôi để làm mát, nhưng sẽ rất khó để duy trì 100% lượng nước trong khi cơ thể liên tục đổ mồ hôi.
Bạn sẽ càng mất nước nếu bạn chạy càng xa và sẽ rất khó để giữ nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường. Kết quả là bạn sẽ bị sốt.
Khi chạy đường dài, nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể tiết nhiều mồ hôi dễ gây sốt
Thân nhiệt giảm đột ngột
Sau khi kết thúc đường chạy cơ thể bạn vẫn đang nóng, do đó bạn phải tiếp tục cố gắng hạ nhiệt độ cơ thể xuống. Nếu thời tiết bên ngoài đang lạnh, bạn sẽ mất một lượng nhiệt lớn chỉ trong thời gian ngắn. Và dẫn tới hiện tượng hạ thân nhiệt đột ngột.
Đó là lý do các vận động viên thường khoác một chiếc chăn nhiệt sau khi kết thúc đường chạy.
Thận dễ hư tổn
Trong một nghiên cứu nhỏ các nhà khoa học để kiểm tra chức năng của thận. 82% người chạy mắc phải chứng đau thận cấp tính giai đoạn 1 ngay sau khi kết thúc đường chạy marathon.
Điều này có nghĩa thận của những người này đã ngừng việc lọc độc tố mà cơ thể thường phát ra 2 tuần/lần, nếu kéo dài thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Nhanh đói
Cơ thể chúng ta dự trữ khoảng 2.000 calo từ đường. Trung bình, cơ thể sẽ đốt khoảng 100 calo trong số đó sau mỗi dặm chạy. Sau 20 dặm chạy, số calo trong cơ thể sẽ hết hoàn toàn và cơ thể sẽ ở trong trạng thái đói.
Lúc này cơ thể bạn sẽ phản ứng lại và chuyển sang gia đoạn tích trữ năng lượng. Nếu bạn vẫn tiếp tục chạy các cơ sẽ hoạt động quá chức năng.
Giai đoạn này thường được những người chạy gọi là giai đoạn "đá vào tường".
Do đó, một vài ngày trước khi chạy vận động viên thường phải bổ sung tối đa lượng đường dự trữ trong cơ thể.
Trong năm qua, có hơn 131.000 người đã hoàn thành một chặng chạy marathon. Nếu bạn có kế hoạch cho chuyện này, hãy để ý tới những phản ứng của cơ thể để xử lý một cách tốt nhất.