Chạy đua với thời gian, Indonesia triển khai tàu chiến truy tìm tàu ngầm mất tích

GD&TĐ - Hôm nay (22/4), Indonesia đã triển khai 6 tàu chiến và 1 máy bay trực thăng để tìm kiếm tàu ngầm hải quân KRT Nanggala 402 bị mất tích cùng 53 thủy thủ đoàn ngoài khơi bờ biển Bali hôm qua.

Indonesia triển khai tàu chiến cùng hàng trăm người để tìm kiếm tàu ngầm mất tích cùng 53 thủy thủ.
Indonesia triển khai tàu chiến cùng hàng trăm người để tìm kiếm tàu ngầm mất tích cùng 53 thủy thủ.

Hải quân Indonesia cho biết có vết dầu nơi tàu ngầm được cho là bị chìm vào hôm qua trong cuộc tập trận phóng ngư lôi trực tiếp. Con tàu đã mất liên lạc không lâu sau khi lặn xuống.

Phát ngôn viên của Hải quân Julius Widjojono cho biết các đội tìm kiếm đã tập trung vào khu vực xung quanh vết dầu nhưng vị trí chính xác của con tàu vẫn chưa được xác định.

“Vị trí chính xác chưa được tìm thấy nhưng chúng tôi đã phiện ra khu vực… Hôm nay, khoảng 400 nhân viên đã được triển khai” – ông Widjojono nói với hãng tin AFP.

Các quốc gia như Mỹ, Úc, Pháp, Australia, Đức đã đề nghị hỗ trợ công tác tìm kiếm tàu ngầm.

Có 53 thủy thủ đoàn trên con tàu được cho là ở vùng nước sâu khoảng 700 mét. Tuy nhiên, Phó đô đốc Hải quân Pháp Antoine Beaussant nói rằng tàu ngầm này không được chế tạo để chịu nổi độ sâu như vậy. “Nếu nó nằm ở độ sâu 700 mét, có khả năng nó sẽ bị vỡ ra” – ông nói.

Indonesia đang tiến hành nâng cấp các thiết bị quan sự cũ trong những năm gần đây. Nước này có 5 tàu ngầm do Đức và Hàn Quốc chế tạo trong hạm đội của mình. Tàu KRI Nanggala 402 nặng 1.300 tấn và được đưa vào hoạt động lần đầu vào năm 1981. Đây là tàu ngầm tấn công diesel-điện Loại 209 đã phục vụ trong lực lượng hải quân của hơn 10 quốc gia trên thế giới bao gồm Hy Lạp, Ấn Độ, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số vụ tai nạn tàu ngầm trên thế giới:

Tàu ngầm Kursk – niềm tự hào của Hạm đội phương Bắc Nga – bị chìm cùng 118 người vào năm 2000 khi đang diễn tập ở biển Barrents. Một cuộc điều tra cho thấy một quả ngư lôi đã phát nổ và làm nổ tất cả các quả ngư lôi khác. Hầu hết phi hành đoàn đã tử nạn ngay lập tức nhưng một số người sống sót được thêm vài ngày.

Năm 2003, 70 sĩ quan và thủy thủ của Hải quân Trung Quốc đã thiệt mạng, có thể do ngạt, trong một vụ tai nạn tàu ngầm lớp Ming khi đang tập trận.

5 năm sau, 20 người khác thiệt mạng vì khí độc khi hệ thống chữa cháy vô tình được kích hoạt trên một tàu ngầm Nga đang thử nghiệm ở Biển Nhật Bản.

Năm 2018, các nhà chức trách đã tìm thấy mảnh vỡ của một tàu ngầm Argentina đã mất tích một năm trước cùng với 44 thủy thủ trên tàu.

Năm 2019, xác một tàu ngầm Pháp mất tích cùng 52 thủy thủ trên tàu ở Địa Trung Hải năm 1968 đã được tìm thấy.

Theo Digital journal

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ