Châu Âu từ chối khí đốt Mỹ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng kép

GD&TĐ - Các quan chức châu Âu chỉ còn một bước nữa là đưa ra quyết định không khoan nhượng và dự báo sẽ làm đảo lộn toàn bộ thị trường LNG toàn cầu.

Châu Âu từ chối khí đốt Mỹ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng kép

Theo giới quan sát, trên thực tế, việc châu Âu thông qua dự luật mới sẽ đồng nghĩa với Mỹ từ chối cung cấp khí đốt, bởi vì hoạt động kinh doanh sẽ không mang lại lợi nhuận do chi phí cao.

Brussels bị ám ảnh bởi sinh thái đã loại trừ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khỏi thuế carbon, do vậy hàng nhập khẩu vào EU hiện không phải chịu thuế bổ sung. Tuy nhiên vào năm tới, mọi thứ sẽ thay đổi.

Ngay trong năm nay, một loạt thay đổi về mặt lập pháp sẽ diễn ra, sau đó lãnh đạo khối sẽ mở rộng chương trình Mua bán khí thải theo quy định (ETS) sang lĩnh vực vận tải hàng hải, có nghĩa là LNG đến châu Âu sẽ phải chịu thuế carbon từ cuối năm 2024.

Thị trường LNG toàn cầu khi đó sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ về giá cả và dòng chảy thương mại vào cuối kế hoạch 5 năm đầu tiên, nếu Liên minh châu Âu quyết định thực hiện bước đi triệt để này nhằm theo đuổi các mục tiêu về khí hậu.

Chẳng hạn, việc áp dụng thuế này đối với các nhà nhập khẩu và sản xuất thép, xi măng, phân bón từ cuối năm ngoái đã dẫn đến tình trạng phá sản và giảm sản xuất các mặt hàng trên do mất khả năng cạnh tranh.

Chính sách thuế carbon mới của châu Âu sẽ không còn miễn trừ cho mặt hàng LNG.

Chính sách thuế carbon mới của châu Âu sẽ không còn miễn trừ cho mặt hàng LNG.

Nếu những hạn chế như vậy áp dụng đối với LNG, điều này có nghĩa là một sự từ chối được che giấu dưới một lý do chính đáng.

Ngành năng lượng của Cựu lục địa sẽ trải qua một quá trình định dạng hoàn chỉnh: sau khi giá nguyên liệu thô tăng mạnh, nó sẽ trở nên không thể tiếp cận được và không cần thiết. Các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp lớn sẽ đối diện nguy cơ thua lỗ.

Trên hết, việc ngừng cung cấp LNG trên quy mô lớn cho EU trong hai năm tới có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ thị trường nhiên liệu và ngành sản xuất dầu đá phiến ở Hoa Kỳ.

Nghiên cứu pháp lý hiện đang được tiến hành tại Brussels để giảm thiểu tác hại được cho là sẽ xảy ra đối với ngành năng lượng. Tuy nhiên vẫn chưa có ai từ chối đưa LNG vào cơ chế thuế mới.

Top 10 siêu tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ