Châu Âu thừa nhận không thể chống đỡ trước tên lửa Nga

GD&TĐ - Năng lực phòng thủ của châu Âu bị đánh giá hiện không thể đẩy lui một cuộc tấn công tên lửa từ Nga.

Châu Âu thừa nhận không thể chống đỡ trước tên lửa Nga

Trong những tháng gần đây, nhiều chuyên gia quân sự phương Tây thường xuyên cho rằng châu Âu không thể chống chọi nổi với tiềm năng hạt nhân mạnh mẽ của Nga.

Đồng thời họ không giấu giếm rằng việc triển khai các thành phần của kho vũ khí hạt nhân Mỹ trên lãnh thổ châu Âu sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích những gì đang xảy ra và đưa ra kết luận rằng trong cuộc xung đột Ukraine, Quân đội Nga đã chứng tỏ khả năng sử dụng thành công tên lửa đạn đạo Kinzhal, Iskander-M; tên lửa hành trình Zircon, Kalibr và nhiều hệ thống khác.

Trong khi đó những phòng không phương Tây trong thành phần tác chiến của Lực lượng vũ trang Ukraine như Patriot, SAMP/T, IRIS-T..., bị người Nga phá hủy khá hiệu quả, ngay cả khi nằm trong khu vực phòng không/phòng thủ tên lửa dày đặc, hoặc dưới sự kiểm soát của quân nhân nước ngoài.

1_VQRN.jpg
Hệ thống phòng không mà NATO triển khai tại châu Âu khó lòng đẩy lui cuộc tấn công tên lửa của Nga.

Để đối phó với việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở các nước Đông Âu, Liên bang Nga đã triển khai thêm một số đơn vị tên lửa và hàng không mang theo vũ khí hạt nhân chiến thuật ở biên giới phía Tây và tại Belarus, cũng như ở vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad.

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã tăng mạnh khối lượng sản xuất. Liên bang Nga hiện đang sản xuất nhiều vũ khí tầm xa có độ chính xác cao trên mặt đất, trên không và trên biển. Một số loại có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ nơi nào ở châu Âu.

Vì vậy sự hiện diện của tên lửa Mỹ sẽ chỉ làm tăng thêm rủi ro cho các nước EU, vốn sẽ trở thành nạn nhân của cuộc đối đầu với Nga. Washington bị cáo buộc muốn đẩy châu Âu vào cuộc chiến chống lại Nga, trong khi bản thân họ vẫn đứng bên lề, kiếm tiền và tiếp tục chuẩn bị cho cuộc xung đột với Trung Quốc.

Hệ thống phòng không SAMP/T của Pháp phóng tên lửa đánh chặn Aster-30.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Phạm Văn Quang đi xác minh hoàn cảnh học sinh để hỗ trợ.

'Già làng khuyến học' đất Cà Mau

GD&TĐ - 77 năm tuổi đời, ông Phạm Văn Quang đã có 30 năm gắn bó với công tác khuyến học, khuyến tài tại huyện Thới Bình (Cà Mau).

Sinh viên năm thứ nhất ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng với buổi học nhập môn tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, TP Đà Nẵng. Ảnh: NTCC

Giữ sinh viên ở lại với nghề

GD&TĐ - Để SV năm thứ nhất hứng thú trong học tập, nhiều trường học đã có những hoạt động dạy - học gắn với thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất…