Châu Âu không nên mãi giao phó các vấn đề an ninh cho Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết hôm 7/11 rằng các nước châu Âu không nên mãi mãi giao phó các vấn đề an ninh cho Mỹ.

Hệ thống đánh chặn SAMP/T của Pháp.
Hệ thống đánh chặn SAMP/T của Pháp.

Tuyên bố được ông Macron đưa ra khi phát biểu tại diễn đàn Cộng đồng Chính trị châu Âu.

"Tất nhiên, NATO đóng vai trò chủ chốt, và chúng tôi, những người châu Âu, muốn đóng vai trò của mình trong NATO, trụ cột châu Âu của NATO này không làm giảm tầm quan trọng của liên minh, nhưng chúng tôi phải chịu trách nhiệm về sự thức tỉnh chiến lược.

Chúng ta không được mãi mãi giao phó an ninh của mình cho người Mỹ", ông Emmanuel Macron, nói.

Tổng thống Pháp cho biết châu Âu phải "thức tỉnh" và bắt đầu hành động để không "biến mất về mặt địa chính trị" và về mặt kinh tế, trở thành "thị trường điều chỉnh" cho các cường quốc khác.

Ông Macron lưu ý tầm quan trọng của NATO trong việc duy trì an ninh và nhấn mạnh rằng vai trò của châu Âu trong liên minh vẫn có ý nghĩa và cần thiết.

Tuy nhiên, ông kêu gọi "thức tỉnh chiến lược", khi nói rằng lục địa này nên tìm kiếm quyền tự chủ trong các vấn đề phòng thủ của chính mình.

Trước khi ông Macron kêu gọi tự chủ trong vấn đề phòng thủ, giới chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng châu Âu không thể chống chọi nổi với tiềm năng hạt nhân mạnh mẽ của Nga.

Đồng thời họ không giấu giếm rằng việc triển khai các thành phần của kho vũ khí hạt nhân Mỹ trên lãnh thổ châu Âu sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích những gì đang xảy ra và đưa ra kết luận rằng trong cuộc xung đột Ukraine, Quân đội Nga đã chứng tỏ khả năng sử dụng thành công tên lửa đạn đạo Kinzhal, Iskander-M, tên lửa hành trình Zircon, Kalibr và nhiều hệ thống khác.

Trong khi đó những phòng không phương Tây trong thành phần tác chiến của Lực lượng vũ trang Ukraine như Patriot, SAMP/T, IRIS-T..., bị người Nga phá hủy khá hiệu quả, ngay cả khi nằm trong khu vực phòng không/phòng thủ tên lửa dày đặc, hoặc dưới sự kiểm soát của quân nhân nước ngoài.

Để đối phó với việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở các nước Đông Âu, Nga đã triển khai thêm một số đơn vị tên lửa và hàng không mang theo vũ khí hạt nhân chiến thuật ở biên giới phía Tây và tại Belarus, cũng như ở vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad.

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã tăng mạnh khối lượng sản xuất.

Liên bang Nga hiện đang sản xuất nhiều vũ khí tầm xa có độ chính xác cao trên mặt đất, trên không và trên biển. Một số loại có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ nơi nào ở châu Âu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.