Nguồn nhân lực của Việt Nam:

Chất lượng và ý thức đều thấp

GD&TĐ - “Chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp, ý thức lao động chưa cao, tiềm năng lao động chưa được khai thác tốt”.

Cần triển khai hiệu quả hỗ trợ về cơ chế, kinh phí để người lao động có thể tham gia đào tạo. Ảnh minh hoạ
Cần triển khai hiệu quả hỗ trợ về cơ chế, kinh phí để người lao động có thể tham gia đào tạo. Ảnh minh hoạ

Chỉ số tăng năng suất lao động tỷ lệ nghịch với nỗ lực

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu duy nhất không đạt trong năm 2022, thậm chí thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm 2021.

“Tốc độ tăng năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng mà nhìn vào đó, chúng ta có thể đánh giá được hiệu suất làm việc của lao động. Nó là yếu tố cơ bản, quan trọng trong thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Trong báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng năng suất lao động năm 2022 không đạt, trong khi các chỉ tiêu khác để đảm bảo cho tăng trưởng, năng suất lao động đều đạt và vượt. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp và ý thức lao động chưa cao, tiềm năng lao động chưa được khai thác tốt”, bà Nga nói.

Theo bà Nga, điều đáng suy nghĩ là chúng ta đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất lao động. Nhưng chỉ số tăng năng suất lao động ngày càng tỷ lệ nghịch với nỗ lực đó.

Giai đoạn 2016 - 2020, năng suất lao động tăng bình quân là 5,8% một năm. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, GDP chỉ tăng 2,8%, năng suất lao động tăng 4,71%. Sang năm 2022, GDP ước tăng 8% thì năng suất lao động chỉ ước tăng từ 3,8 đến 4,3%.

Bà Nga cho rằng, với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 thì chúng ta cần căn cứ vào những chỉ tiêu chưa đạt hoặc đạt thấp để đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong năm 2023.

Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát và xem xét để bổ sung vào mục tiêu tổng quát thêm một mục tiêu là cải thiện rõ rệt năng suất lao động xã hội. Nhấn mạnh các giải pháp như nâng cao chất lượng đào tạo nghề, kỹ năng lao động và nâng cao kỷ luật, kỷ cương lao động, nâng cao năng lực tư duy của lao động để theo kịp với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật. Đồng thời, gắn trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương đối với việc nâng cao năng suất lao động xã hội.

Năng suất lao động tăng 1%, giúp GDP tăng 0,94 điểm

Bà Trần Thị Hồng Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình cho rằng, con số về năng suất lao động của nước ta thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Tốc độ tăng năng suất lao động chưa có sự bứt phá lại có sự lên xuống, năm cao, năm thấp.

Nguyên nhân do sự chênh lệch giữa ngành, nghề đào tạo và nhu cầu của thị trường. Các ngành chế biến, chế tạo, công nghệ cao, thương mại điện tử, logistics là những ngành thu hút FDI lớn, tạo giá trị gia tăng cao. Song tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ ở mức 20 đến 25%, năng suất lao động lại thấp hơn nhiều ngành có giá trị gia tăng thấp như khai khoáng, điện nước, bất động sản.

Ngoài ra, do tay nghề lao động, kỹ năng số, trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề chỉ chiếm 11%, tỷ lệ lao động giản đơn, trình độ thấp chiếm tới 38%. Chỉ có 35% nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Cũng theo bà Thanh, do tỷ lệ lao động trong khu vực phi chính thức còn lớn, chiếm tới 48% lực lượng lao động. Trước những bất cập đó, yêu cầu tăng năng suất lao động là vấn đề cấp bách cần làm ngay. Bởi vì tăng năng suất lao động chính là chìa khóa mang lại lợi ích trực tiếp, thiết thực cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu năng suất lao động tăng 1% sẽ giúp GDP tăng 0,94 điểm phần trăm, tăng lợi nhuận doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động.

“Chúng ta đã có được sự quyết tâm và định hướng chính sách đúng đắn. Song cần có giải pháp cải cách mạnh mẽ hơn để sớm giải quyết những bất cập về năng suất lao động và thị trường lao động”, bà Thanh nhấn mạnh.

Đưa ra những giải pháp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình cho rằng, cần sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia để hình thành bộ máy, cơ quan chuyên sâu về năng suất quốc gia, thực hiện nhiệm vụ điều phối, phối hợp các động lực tăng trưởng năng suất quốc gia. Đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm phù hợp với hình thái việc làm nghề nghiệp mới, quan hệ lao động mới. Ngoài ra, việc vận hành hiệu quả Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng sẽ góp phần xây dựng hệ thống tiền lương phù hợp với thị trường, thu hút nhân lực chất lượng cao.

“Cần gắn kết đào tạo với việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để người lao động chủ động hơn khi tiếp cận các cơ hội việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần triển khai hiệu quả hỗ trợ về cơ chế, kinh phí để người lao động có thể tham gia đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng”, bà Thanh nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.