Chất lượng thật là bất biến!

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2021 đã và đang bước vào thời điểm “vàng”. Đây cũng là mùa tuyển sinh đặc biệt trong hoàn cảnh dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan trên diện rộng.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Thời điểm này, các địa phương mới “bắt tay” vào công đoạn chấm thi. Vì thế, sẽ là quá sớm để đưa ra nhận định chính xác về điểm chuẩn vào đại học năm nay. Tuy nhiên, từ thực tế đề thi năm nay và xuất phát từ thực tiễn khách quan, nhiều người dự đoán: Điểm chuẩn sẽ tăng hơn so với năm trước; thậm chí, cá biệt có những ngành “hot”, điểm chuẩn có thể đạt ngưỡng “chạm trần”.

Đặt giả thiết, những nhận định trên là đúng thì cũng không có gì bất ngờ. Ai cũng hiểu, đây là đề thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT, không phải của Kỳ thi THPT quốc gia. Mục đích chính là đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học để làm cơ sở xét công nhận tốt nghiệp THPT cho các em. Thứ nữa, thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ trong tuyển sinh, nên áp dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau.

Theo đó, số lượng thí sinh tham gia xét tuyển và trúng tuyển bằng các phương thức khác tăng mạnh. Điều này dẫn đến việc, thí sinh sẽ phải cạnh tranh khi tham gia xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, vì số lượng có hạn. Tuy sức nóng của việc cạnh tranh không nhiều vì không ít em đã có suất vào ĐH bằng phương thức xét tuyển khác nhưng dự đoán điểm chuẩn vào đại học năm nay tăng hơn so với năm 2020 của nhiều chuyên gia là có cơ sở.

Nói như vậy để thấy rằng, đề thi không phải là yếu tố quyết định đến điểm chuẩn đầu vào của các cơ sở giáo dục đại học, mà là sự tổng hoà của nhiều yếu tố. Ở đó mỗi một khâu, một công đoạn sẽ là mắt xích quan trọng, đều có tác động đến điểm chuẩn của trường đại học tăng hay giảm. Chẳng thế mà, cũng có chuyên gia nhận định: Dự kiến điểm chuẩn năm nay của nhiều ngành sẽ giảm so với năm trước, chẳng hạn như ngành du lịch, khách sạn…

Điều quan trọng là thí sinh không vì thế mà hoang mang, nôn nóng, bởi suy cho cùng, đó cũng chỉ là dự đoán chủ quan ban đầu. Để có nhận định sát và “cận chuẩn” thì phải đợi đến khi công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, cùng với phân tích phổ điểm của năm nay. Tuy nhiên, dựa trên những phỏng đoán ban đầu, thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học chủ động những kịch bản, hoặc tình huống có thể phát sinh. Trên cơ sở đó có cách ứng xử phù hợp và lập kế hoạch hợp lý, hiệu quả.

Phía trước vẫn còn nhiều cơ hội đang đón đợi thí sinh, vì thế các em cần bình tĩnh, tự tin để lật mở những cánh cửa mà mình đã lựa chọn. Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, sẽ xét tuyển chung một đợt cho cả hai đợt thi tốt nghiệp THPT năm nay. Do đó, dù thí sinh thi đợt nào đi chăng nữa, chắc chắn sẽ không có em nào bị “bỏ lại phía sau”. Các em hãy yên tâm về quyền lợi xét tuyển, mọi thứ vẫn còn ở phía trước. Thay vì lo lắng, các em hãy tạo cho mình những năng lượng tích cực để sẵn sàng bước vào môi trường học tập mới.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ