Cháo cá lóc cho bé nên nấu với rau củ gì?

GD&TĐ - Cá lóc (có nơi gọi là cá quả, cá chuối) là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ em. Các mẹ có thể mua cá lóc tươi sống rất thuận tiện tại các chợ để làm món cháo cá lóc thơm ngon dành cho trẻ.

Cháo cá lóc cho bé nên nấu với rau củ gì?

Cháo cá lóc nấu với rau củ gì?

Cá lóc hay còn gọi là cá chuối, cá quả rất thơm ngon, ít xương và là loại cá sông nước ngọt nên cũng an toàn cho bé.

Thịt cá quả có chứa lượng lớn protid, lipid, canxi, photpho, sắt và một số dưỡng chất khác rất tốt cho bé trong thời kì ăn dặm.

Các mẹ nên nấu cháo cá lóc cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Khi nấu cháo cá lóc các mẹ có thể kết hợp cùng các loại rau củ sau: cà rốt, bí đỏ, rau mồng tơi, khoai lang, đậu xanh, nấm rơm, rau chùm ngây, rau ngót, rau thơm: hành, mùi, thì là...

Cá lóc cần được hấp chín, bỏ xương trước khi nấu cháo cho trẻ.
Cá lóc cần được hấp chín, bỏ xương trước khi nấu cháo cho trẻ.

2 cách nấu cháo cá lóc

Cháo cá lóc khoai lang

Nguyên liệu: cháo trắng, cá lóc, khoai lang, dầu ăn, nước mắm ngon (dành cho trẻ trên 1 tuổi)

Cách nấu:

Cá lóc hấp chín, gỡ bỏ xương, phần thịt tán nhuyễn để riêng. Lấy 1 lượng khoảng 2 thìa nhỏ thịt cá cho một bát cháo 200ml.

Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn. Lấy 1 lượng khoảng 1,5 thìa nhỏ.

Cho một lượng cháo trắng vào nồi sao cho sau khi thêm nước, cá và khoai vào thì vừa đủ một bát cháo 200ml. Bạn có thể nấu cháo đặc hoặc loãng tùy theo độ tuổi và khả năng nhai nuốt của em bé.

Khuấy đều và đun cháo chín kỹ trên bếp, thêm dầu ăn, có thể thêm mắm rồi tắt bếp, múc ra cho trẻ ăn lúc còn ấm.

Cháo cá lóc nấu với rau mồng tơi

Nguyên liệu: cháo trắng, 30gram cá lóc đã hấp chín bỏ xương, 30gram lá rau mồng tơi, hành khô, dầu ăn, nước mắm.

Cách nấu:

Phi thơm hành khô bằm nhuyễn rồi cho cá lóc vào xào nhẹ, cho thêm mắm cho dậy mùi. Sau đó, thêm cháo trắng, nước vào nồi khuấy đều, nấu chín. Khi cháo sôi mạnh thì cho rau mồng tơi đã bằm nhỏ vào.

Rau mồng tơi mềm và mau chín nên bạn chú ý sau khi cho rau vào nồi cháo không đun thêm quá lâu.

Cháo chín múc ra bát cho trẻ ăn khi còn ấm.

Theo Infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.