Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“

Trong lịch sử, có rất nhiều phát minh, phát kiến vĩ đại, song cũng có không ít phát hiện to lớn chỉ là thành quả của "sự lừa bịp".

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“

1. Anh hùng dân tộc hay kẻ tội đồ

 Sự thật được tạp chí Time đăng tải

Sự thật được tạp chí Time đăng tải

Năm 2004, nhà khoa học Hàn Quốc Hwang Woo-suk khiến thế giới phải kinh ngạc trước thông báo trên tạp chí Science.

Theo đó ông đã nhân bản thành công 11 dòng tế bào gốc từ phôi thai người. Hwang công bố các kết quả cho thấy ông tạo được dòng tế bào gốc từ da của các bệnh nhân một năm sau đó.

 Hwang Woo-suk cúi đầu xin lỗi

Hwang Woo-suk cúi đầu xin lỗi

Năm 2006, sự nghiệp của Hwang sụp đổ khi một số chuyên gia cáo buộc những tế bào gốc của ông là giả mạo.

Sau đó, Đại học Quốc gia Seoul đã sa thải Hwang và sau cuộc điều tra năm 2009, ông bị buộc tội biển thủ nguồn quỹ dành cho nghiên cứu khoa học.

2. Trí thông minh chỉ phụ thuộc yếu tố di truyền

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“ ảnh 3

Trong thập niên 50, Cyril Burt, nhà nghiên cứu tâm lý nổi tiếng của Anh, liên tục công bố những công trình nghiên cứu của ông về trẻ song sinh.

Mọi nghiên cứu của ông đều cho thấy trí thông minh của các trẻ sinh đôi như nhau bất chấp môi trường sống và giáo dục. Điều đó có nghĩa là trí thông minh chủ yếu phụ thuộc vào di truyền và từ đó người ta bắt đầu tin vào chỉ số IQ.

Nhưng sau khi Cyril mất vào năm 1971, các nhà khoa học khác bắt đầu phát hiện ra sự gian dối quá hoàn hảo của Cyril. Chỉ 15 trong số các cặp sinh đôi được Cyril nghiên cứu thực sự tồn tại. Số còn lại chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Sau đó mọi công trình nghiên cứu của Cyril bị hủy nhưng vẫn để lại hậu quả về niềm tin sai lệch cho nhiều người về IQ và vai trò của môi trường và giáo dục ảnh hưởng tới trí tuệ trẻ.

3. "Phản ứng tổng hợp lạnh"

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“ ảnh 4

Ngày 23/3/1989, hai nhà khoa học Stanly Pons và Martin Fleischamann tuyên bố rằng họ đã tìm ra nguồn năng lượng vô tận từ thí nghiệm phản ứng tổng hợp hạt nhân ở nhiệt độ bình thường trong phòng thí nghiệm.

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“ ảnh 5

Các nhà khoa học khác thử lặp lại thí nghiệm của Pons và Fleischamann nhiều lần nhưng đều không thu được kết quả đúng như họ công bố.

Thế là, công trình lừa đảo vô cùng ngoạn mục gọi là "phản ứng tổng hợp lạnh" của Pons và Fleischamnn bị nghi ngờ tính xác thực.

Cuối cùng, họ đã lẳng lặng biến mất khỏi cộng đồng khoa học và mang theo bí mật chỉ 2 người trong cuộc mới hiểu.

4. Hộp sọ của người Piltdown- trò bịp khảo cổ học

  Đây là một trong những vụ lừa đảo khảo cổ chấn động lịch sử nhân loại.

 Đây là một trong những vụ lừa đảo khảo cổ chấn động lịch sử nhân loại.

Năm 1912, Arthur Smith Woodward - nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London và nhà khảo cổ nghiệp dư Charles Dawson tuyên bố tìm ra một chủng người cổ được cho là tổ tiên loài người chưa từng được biết đến tại Piltdown (Anh).

Vào thời điểm đó, việc người cổ đại từng sinh sống tại Anh là điều chưa từng được kiểm chứng nên phát hiện này đã gây chấn động giới khảo cổ học.

Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu cho thấy hộp sọ của người Piltdown chỉ là giả mạo. Chúng thực ra được làm từ xương người và đười ươi.

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“ ảnh 7

Việc kiểm định các hiện vật “Piltdown Man” đã làm người ta hoàn toàn sáng tỏ ra rằng: “Khám phá khoa học tầm cỡ thế kỷ” hóa ra lại là một trong những vụ lừa đảo tinh vi nhất trong lịch sử khoa học.

Vụ lừa đảo này không chỉ làm đảo lộn cộng đồng khoa học, mà còn làm dấy lên nghi ngờ rằng nhiều nhà khoa học danh tiếng đã tiếp tay cho vụ lừa đảo “Piltdown Man”.

Có ít nhất 7 người bị xác định là đồng thủ phạm, đáng nói là cả Sir Arthur Conan Doyle – nhà văn nổi tiếng với bộ truyện trinh thám lừng danh thế giới “Sherlock Holmes”.

5. Vụ lừa bịp chấn động Nhật Bản

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“ ảnh 8

Shinichi Fujimura là một trong những nhà khảo cổ học hàng đầu của Nhật Bản, cho dù tất cả các kiến thức của ông đều là tự học. Năm 1981, ông này phát hiện ra đồ đá có tuổi khoảng 40 nghìn năm.

Đó chính là mẫu đồ đá lâu đời nhất được tìm thấy ở Nhật Bản và phát hiện này là bàn đạp cho sự nghiệp của Fujimura.

Trong những năm tiếp theo, ông ta tiếp tục tìm thấy những mẫu vật lâu đời hơn nữa, thách thức các ranh giới đã được biết đến về thời tiền sử của Nhật Bản.

Tháng 10, năm 2000, Fujimura cùng các cộng sự tìm thấy một chuỗi đá mà họ tin rằng được làm ra bởi người nguyên thủy.

Sau đó, ngày 5 tháng 11, tờ Mainichi Shimbun cho xuất bản ba bức ảnh trên trang nhất, ghi lại hình Fujimura đào hố ở hiện trường và chôn những “cổ vật” mà sau đó ông ta “tìm thấy” được.

Trong buổi họp báo cùng ngay, ông ta thú nhận đã cố tình chôn những hòn đá này và phần lớn các phát hiện của ông ta đều là giả mạo. Ông cúi đầu hổ thẹn nói: “Tôi đã bị quỷ dữ cám dỗ”.

6. Người khổng lồ Cardiff

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“ ảnh 9

Người khổng lồ Cardiff là một trong những trò chơi khăm nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Một người đàn ông hóa đá dài 3 mét được phát hiện năm 1869 bởi một nhóm công nhân khi đào giếng phía sau ngôi nhà của William Newell ở Cardiff, New York.

Tưởng như đó là bằng chứng về việc tồn tại người khổng lồ nhưng thực chất "anh chàng" này chỉ là sản phẩm của George Hull, một người vô thần sinh sống tại New York.

Ông đã tạo ra nó chỉ để... trêu chọc Turk, một mục sư dòng chính thống, người tin rằng trong kinh thánh có đoạn nói những người khổng lồ đã từng cai trị trái đất.

7. Máy chuyển động vĩnh cửu

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“ ảnh 10

Charles Redheffer, đã kiếm được bộn tiền ở Philadelphia khi cho trưng bày một chiếc máy chuyển động vĩnh cửu. Sau đó ông ta mang nó đến New York năm 1813, nơi mà hàng trăm người đã trả 1 đô la để được chiêm ngưỡng cỗ máy này.

Một động cơ vĩnh cữu luôn là mơ ước của nhân loại. Nhưng nó gần như nằm ngoài quy luật bảo toàn năng lượng (không có năng lượng tự sinh ra mà chỉ có sự chuyển hóa).

Do đó những người hoài nghi đã phát hiện ra một bộ truyền động hình ruột mèo. Bộ truyền động này đi xuyên qua tường đến tầng áp mái, nơi một người đàn ông già vừa ăn bánh mỳ vừa... quay chiếc tay quay.

8. Sự lừa đảo và cái chết của một nhà khoa học

Chấn động: Cha đẻ của Sherlock Holmes cũng là “kẻ lừa bịp“ ảnh 11

Vào thập kỷ 20, một nhà khoa học người Áo có tên là Paul Kammerer, đã thiết kế một thí nghiệm nhằm chứng tỏ di truyền Lamac (ý niệm cho rằng một sinh vật có thể đạt được các đặc tính và truyền cho đời sau của nó) là hoàn toàn thực hiện được.

Vật thí nghiệm của ông này là một giống cóc có tên gọi cóc bà đỡ. Phần lớn các loài cóc bình thường giao phối dưới nước, vì thế trên chi sau của chúng có những bướu có vảy màu đen giúp chúng có thể giữ lấy nhau khi giao phối.

Tuy nhiên, cóc bà đỡ lại giao phối trên cạn và vì thế chúng không hề có những chiếc bướu này. Kammerer cho rằng, bằng cách ép cóc bà đỡ giao phối dưới nước, ông ta có thể chứng minh chúng sẽ phát triển những chiếc bướu như vậy.

Kammerer cho một số các thế hệ cóc giao phối trong một bể cá đầy nước và cuối cùng công bố đã thành công trong việc tạo ra một nhóm cóc bà đỡ với những bướu đen trên chi sau.

Tuy nhiên, vào năm 1926, tiến sĩ G.K. Noble đã tiến hành xem xét những con cóc nổi tiếng này và phát hiện ra những bướu đen kia chỉ là mực được bơm vào chi sau của chúng.

Khi trò lừa đảo bị vạch trần năm 1926, Kammerer đã bị làm cho bẽ mặt. Ông ta quả quyết đã không bơm mực vào những con cóc và cho rằng một trợ lý thí nghiệm của ông ta đã làm điều đó. Một vài ngày sau, Kammerer tự tử.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.