Bàn chân
Rất nhiều người bị đau chân, đặc biệt là ở tuổi trung niên bởi hàng ngày bàn chân phải chịu lực nhiều. Khi nhận biết được những vị trí nào phải chịu lực nhiều hơn thì có thể biết được những sự thay đổi trong cơ thể.
Chẳng hạn như ở rìa các ngón chân bị chai cứng, có các vết nứt thì có thể bạn đang có những vấn đề về mạch máu hoặc là hệ vận động. Ví dụ, nếu da bị chai hơn ở rìa bên ngoài cả năm ngón chân thì cần lưu ý đến tình trạng của đốt sống, nếu bị chai ở mặt trong chân, gần chỗ lồi ở bàn chân thì nên kiểm tra đường ruột. Da bị sần ở mép trong các ngón chân cái thì nên khám hệ nội tiết và theo dõi tuyến giáp.
Mụn trứng cá và vẩy cá
Những triệu chứng này thường là biểu hiện sự thừa nước trong cơ thể và kèm theo đó là những trục trặc trong hoạt động của thận và tim. Nhưng nguyên nhân này đôi khi chỉ là do bị phù, nếu như bạn ngồi ở bàn làm việc lâu hoặc phải đứng lâu (như nghề làm tóc).
Trong những trường hợp này thì dễ dàng khắc phục được chứng phù bằng cách thay đổi tư thế hoặc thực hiện vài động tác để làm giãn xương cốt.
Việc phân bố lại tải trọng lên bàn chân cũng có tác dụng: Ví dụ như đi kiễng chân, đi bằng gót ngoài hoặc gót trong của bàn chân, massage gót chân. Lý do là ở những vị trí đó có 10 điểm có hoạt tính sinh học liên quan đến tất cả các cơ quan bên trong cơ thể, việc làm giãn cơ của chúng sẽ có tác dụng tích cực đến những cơ quan đó.
Nếu sự hoạt động của hệ thống tim mạch ổn định thì hãy để cho đôi chân được vận động mạnh hơn: Nên đi bộ nhiều hơn, lên xuống cầu thang bộ chứ không dùng thang máy.
Da
Đây là bộ phận rộng lớn nhất của cơ thể con người. Nếu da bị khô và bong tróc thì đó là cơ thể đang thiếu hụt các vitamin A hoặc B, nếu có những vết trắng ở trên da là bị thiếu một loạt các vitamin, trong đó có vitamin C. Những triệu chứng trên cũng là biểu hiện của các bệnh về tuyến giáo hoặc là sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Đôi khi trên cơ thể để lại những vết bầm tím khi ấn nhẹ tay thì nhất thiết cần phải có sự tư vấn của bác sĩ huyết học, bởi sự xuất hiện của bọc máu là triệu chứng của chứng thiếu máu và một loạt các bệnh khác về đường huyết.
Mũi
Khi trên chóp mũi xuất hiện những đường vân đỏ thì người ta thường cho đó là do uống nhiều rượu. Nhưng trong trường hợp này là do có vấn đề về cơ tim. Nếu cả chóp mũi bị đỏ thì có thể do giảm các chức năng của dạ dày và tá tràng.
Móng tay, chân
Móng tay và móng chân có màu nâu đỏ là biểu hiện của bệnh thận.
Cổ
Cổ to ra thường có liên quan đến việc phát sinh chứng bướu cổ, các bệnh của tuyến giáp do cơ thể bị thiếu Iốt.
Mắt
Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi đôi mắt là chiếc gương của tâm hồn và cơ thể con người. Chẩn bệnh qua tròng mắt từ lâu đã là kinh nghiệm của các bác sĩ, nhưng ngay cả khi không có các thiết bị kểm tra mống mắt thì vẫn có thể biết được tình trạng sức khỏe qua biểu hiện bên ngoài của mắt.
Nếu như đôi mắt sạch, sáng với những tia mảnh ở mảng mắt có nghĩa là trong cơ thể mọi thứ đều bình thường. Khi màng mắt bị đỏ có thể có các vấn đề về gan. Còn nếu mí trên và mí dưới mắt bị mọng thì nên nghĩ đến những rối loạn hoạt động của tim, thậm chí cũng như những vấn đề về phụ khoa.
Thính giác kém
Có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề chứ không chỉ liên quan trực tiếp đến thính giác. Tình trạng nghe kém thường xảy ra khi mắc các bệnh về huyết áp, hư xương sụn của cột sống, bệnh thận, não bộ và một loạt những bệnh khác.