Chấm thi môn Ngữ văn: Giám khảo cần linh hoạt ở những câu hỏi mở

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Nói về đáp án bài thi môn Ngữ văn, cô Đỗ Thu Hà - Trường THPT Trung Nghĩa (Phú Thọ) cho rằng: Ở câu 4 phần Đọc hiểu và câu 1 phần Làm văn (câu nghị luận xã hội), đáp án không yêu cầu thí sinh phải trả lời theo một cách duy nhất mà chấp nhận nhiều cách trả lời khác nhau, miễn là bám sát vấn đề yêu cầu, lý giải hợp lý, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Điều này giúp cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, được thoải mái trình bày quan điểm, tư tưởng của mình. Từ đó, thấy được nhận thức về xã hội cũng như ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước hiện nay.

Đáp án này thuận lợi cho người chấm bởi bản chất của việc học văn là phải sáng tạo. Mỗi thí sinh sẽ có một cách suy nghĩ và trình bày riêng. Việc ra đáp án mở giúp giám khảo có thể vận dụng linh hoạt khi chấm những bài văn “muôn hình vạn trạng”. Với đáp án như vậy, giám khảo vừa phải chắc chắn vừa phải linh hoạt, tránh hiện tượng “vênh lệch” trong quá trình chấm.

Ông Trần Kim Chung (Sở GD&ĐT Phú Thọ)
Ông Trần Kim Chung (Sở GD&ĐT Phú Thọ) 

Chia sẻ về việc chấm thi môn Ngữ văn, theo ông Trần Kim Chung - Sở GD&ĐT Phú Thọ, Hội đồng thi do Sở GD&ĐT Phú Thọ chủ trì đã lựa chọn các thầy cô có chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và tham gia công tác chấm thi, đảm bảo công bằng và quyền lợi cho thí sinh.

"Bộ phận chấm thi môn Ngữ văn do Sở GD&ĐT Phú Thọ chủ trì đã quán triệt quy chế thi, thảo luận Hướng dẫn chấm, chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận mỗi môn để rút kinh nghiệm, thống nhất cách vận dụng hướng dẫn chấm. Đề thi, Đáp án - Thang điểm và Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn là phù hợp; đã thống nhất chấm theo hướng dẫn chấm và đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên Giám khảo cần linh hoạt ở những câu hỏi mở, tôn trọng những quan điểm khác nhau, những bài viết sáng tạo của thí sinh; khuyến khích những bài viết có sáng tạo nếu hợp lí, có sức thuyết phục, phù hợp với thuần phong mỹ tục" - ông Trần Kim Chung cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.