Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Rào cản ở… định kiến

GD&TĐ - Cũng như cây non cần nhiều dinh dưỡng từ nước, ánh sáng, trẻ nhỏ luôn cần nguồn thực phẩm đa dạng để đáp ứng sự phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Nhưng cung cấp thế nào cho vừa, cho đủ, cho đúng cách lại không đơn giản, thậm chí đòi hỏi kiến thức, bản lĩnh nhất định của các bà mẹ.

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ:  Rào cản ở… định kiến

Vượt qua định kiến

Lâu nay, nhiều người vẫn quan niệm trẻ béo mới khỏe, béo mới đẹp nên những gia đình nào có con còi cọc hơn các bạn trong tình trạng như ngồi trên đống lửa bởi họ thường xuyên phải nghe lời nhắc nhở cách chăm con, cho con ăn, thậm chí là kinh nghiệm vỗ béo cho con từ người thân trong gia đình, bên ngoài xã hội.

Áp lực từ những người xung quanh, áp lực do chính mình tạo ra, nhiều bà mẹ đã giải tỏa áp lực đó vào bữa ăn của chính con mình. Để trẻ ăn nhiều, các bà mẹ nghĩ ra nhiều chiêu để trẻ ăn, từ nhẹ nhàng nịnh nọt cho đến ép, quát mắng. Ép con ăn hay trẻ ăn cơm trong nước mắt không đem lại hiệu quả như bà mẹ mong muốn, ngược lại còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà cha mẹ có thể không lường trước được.

Theo PGS. TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng, việc trẻ bị ép ăn có thể khiến trẻ sẽ sợ hãi, ngày càng biếng ăn hơn, không hứng thú còn làm giảm khả năng hấp thụ của bé, khiến bé còi cọc, chậm lớn. Bị ép ăn còn tạo ra những thói quen ăn uống không lành mạnh cho trẻ sau này. Và ngoài ra, “ép con ăn” ở một khía cạnh nào đó cũng là xâm phạm đến các quyền của trẻ em.

Khoa học đã chứng minh việc can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhẹ cân dễ dàng hơn với việc giảm cân cho trẻ béo phì. PGS. TS Trần Đình Toán cho biết: Với trẻ em mà thừa cân, béo phì từ khi còn nhỏ phần lớn trở thành “căn bệnh” khó chữa ngay cả khi trẻ trưởng thành.

Nguyên nhân do việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm khi bé làm tăng tế bào mỡ trong cơ thể hay còn gọi là tăng rối loạn chuyển hóa. Khi trẻ lớn lên, các tế bào này phồng to hơn, chiếm hết vị trí của thành phần khác. Như vậy, có thể nói, béo phì cũng là một tình trạng suy dinh dưỡng với những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Như vậy, béo không hẳn đã khỏe, đã đẹp nên các bậc cha mẹ cần tự tin vào kiến thức, kỹ năng của mình trong quá trình chăm sóc trẻ. “Đừng vì định kiến hay lời nói hay ví con mình với con người khác mà biến bữa ăn của trẻ thành cuộc chiến đầy nước mắt” - PGS. TS Trần Đình Toán khuyến cáo.

Lắng nghe con trẻ, hiểu về bữa ăn

Với trẻ em, dinh dưỡng luôn gắn với bữa cơm quây quần, hạnh phúc bên người thân. Chỉ như vậy mới giúp trẻ thực hiện trọn vẹn ước mơ được khỏe như chú khủng long hay can đảm chú bộ đội ngoài đảo xa… Nhưng thực tế cho thấy, người lớn, đôi khi chưa lắng nghe hết nhu cầu của con trẻ.

Khảo sát của Quỹ Tầm vóc Việt cho thấy, trong suy nghĩ của con, bữa cơm ngon nhất là được ăn thức ăn do mẹ nấu, là những thực phẩm đa dạng, an toàn và đầy đủ. Bà Trần Thị Như Trang, Giám đốc Quỹ Tầm vóc Việt cho biết: Đôi khi dinh dưỡng là những bữa ăn đúng giờ, bên gia đình chứ không phải là đồ ăn đắt tiền nhưng chí có một mình.

Còn theo PGS. TS Trần Đình Toán, có nhiều cách để cho trẻ một bữa ăn đúng nghĩa. Trước hết, là việc lựa chọn thực phẩm tự nhiên, tươi ngon thay vì các loại thực phẩm bổ sung. Để tạo cảm giác hồi hộp, cha mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia vào việc lựa chọn thực phẩm, cùng chế biến, từ đó giúp trẻ có trải nghiệm, có sự lựa chọn cho riêng mình. Mỗi lần cùng con khám phá các loại thức ăn là cách dạy con cách thức đọc nhãn của các loại thực phẩm để cân nhắc và quyết định thực phẩm tốt và cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Vẫn biết việc nuôi con chưa bao giờ dễ dàng và đơn giản. Thời kỳ nào bà mẹ cũng có áp lực riêng. Nhưng bà mẹ bản lĩnh sẽ biết cách vượt qua định kiến, vượt qua áp lực để đem lại điều tốt đẹp nhất cho con mình. Lắng nghe con, biết nhu cầu của con, biết con mình đang ở đâu từ đó sẽ tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất. “Vẫn biết cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con, vậy cũng cần biết tốt như thế nào cho hợp lý và đúng cách, vì lợi ích và sự phát triển tốt nhất của trẻ và đặc biệt là ngăn chặn hành vi xâm hại đến quyền trẻ em” - bà Trang chia sẻ.

- Dinh dưỡng luôn là bài toán khó với bất kỳ ai. Do vậy, với mỗi trẻ, cha mẹ cần có biện pháp nuôi dưỡng phù hợp.

- Hiện tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng theo tuổi của Tổ chức Y tế thế giới được áp dụng chung cho trẻ trên toàn cầu. Để biết con mình đang ở đâu trong bản đồ dinh dưỡng, cha mẹ nên tham khảo chuẩn này thay vì so sánh con mình với con người khác.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.