Ưu tiên nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn
Trường THPT Trần Phú đứng chân trên địa bàn huyện miền núi khó khăn Võ Nhai là một điển hình như thế. Là trường vùng sâu, vùng xa nên trong số 38 giáo viên của trường có đến 1/2 giáo viên phải ở nhà công vụ. Quy mô HS của trường có hơn 400 em, 98% HS là người DTTS: Tày, Nùng, Mông, Cao Lan, Sán Dìu; Trường có đến hơn 300 HS ở xa nhà được hưởng các chế độ hỗ trợ HS bán trú của Chính phủ: Hỗ trợ gạo, chi phí học tập, trong đó có 100 em được ở bán trú tại trường; số HS còn lại phải ở trọ nhà dân quanh trường để đi học.
Do chưa có điều lệ trường THPT bán trú, các thầy, cô giáo vất vả làm thêm nhiều công việc quản lý HS ngoài giờ lên lớp nhưng không được hưởng chế độ gì. Đây là điều trăn trở của nhiều thầy, cô giáo, nhất là nhà giáo Âu Thị Huế - Hiệu trưởng nhà trường.
“Những khó khăn ấy, thường thì Tết đến xuân về được bù đắp một phần bằng tiền Tết, quà Tết; Nhưng ở đây là trường vùng khó, ngoài ngân sách cấp cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của nhà trường, không có khoản thu nào khác; Do vậy, tuy quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường có quy định về thưởng Tết cho giáo viên, cán bộ, người lao động nhưng mức thưởng cũng chỉ là động viên tinh thần, mỗi người một gói quà chỉ từ 300 – 500.000 đồng. Trường nằm trên địa bàn huyện 30a của Chính phủ nên giáo viên cũng chỉ mong Tết đến được chi trả đủ các chế độ, phụ cấp chức phụ, đứng lớp, phụ cấp thu hút giảng dạy ở vùng khó khăn để có tiền sắm Tết” - Cô Huế chia sẻ.
|
Giải bài toán Tết cho nhà giáo
Cũng là trường THPT nhưng Trường Trại Cau lại không được hưởng chế độ của vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, do đứng chân trên địa bàn huyện lỵ Đồng Hỷ. Theo nhà giáo Hứa Thị Thắng - Hiệu trưởng nhà trường - Đây là một thiệt thòi về thu nhập của giáo viên khi vùng tuyển sinh của trường đều nằm trong vùng 5 xã vùng 30a.
Hướng đến tết cổ truyền Kỷ Hợi, lo cái Tết cho cán bộ, giáo viên và người lao động là vấn đề nan giải đặt ra cho BGH và Công đoàn trường. Để giải quyết bài toán này, BGH phải nghiên cứu, chắt chiu kinh phí ngân sách hoạt động từ đầu năm đến cuối năm.
Với công đoàn, cao nhất cũng chỉ có gói quà 150.000 - 200.000 đồng/người. Với nhà trường cũng có gọi là chút tiền Tết từ nguồn tiết kiệm chi nhưng cũng chỉ từ 300.000 - 500.000 đồng/người. Đấy là kết quả tiết kiệm chi cả một năm cuối năm mới chi tiền Tết, ngoài ra trường không có nguồn thu nào nên cũng không có thưởng Tết. Huyện Đồng Hỷ có thêm chương trình cho HS vui Tết là “Ngày hội bánh chưng xanh”. Trong ngày hội này, bên cạnh các phần quà, HS được tham gia các trò chơi dân gian, tạo động lực cho những ngày đến trường sau Tết.
Thực hiện chủ trương “Tết sum vầy” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, CĐGD Thái Nguyên đã trao tặng 170 suất quà trị giá 85 triệu đồng cho 160 giáo viên và 10 HS có hoàn cảnh khó khăn. Hưởng ứng “Tuần lễ cao điểm Tết vì người nghèo năm 2018”, Công đoàn ngành đã vận động quyên góp, hỗ trợ các hộ nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn tại xã Liên Minh (huyện Võ Nhai) với số tiền 135 triệu đồng. BCH Công đoàn các đơn vị đã tặng 749 suất quà Tết cho nhà giáo, người lao động đã nghỉ hưu, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách với số tiền và hiện vật trị giá trên 671 triệu đồng; Tặng quà và hỗ trợ hơn 3.000 HS có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền hơn 964 triệu đồng…