Cha mẹ vô tình tạo thói quen "đổ thừa" khiến con thành kẻ mách lẻo

Nhìn con trai lớp 1 suốt ngày bị chị gái “hít le” vì hay mách lẻo khiến chị Nguyễn Hồng Anh (phố Thành Công, Hà Nội) thương con. Không chỉ ở nhà con bị tẩy chay mà ở lớp con cũng bị các bạn hít le khi không bỏ được thói quen mách lẻo.

Cha mẹ vô tình tạo thói quen "đổ thừa" khiến con thành kẻ mách lẻo

Đang chơi đùa vui vẻ với chị, vậy mà vừa nhìn thấy bố hoặc mẹ về là bé Bin liền lao đến mách hết tội của chị trong ngày: "Hôm nay, con thấy chị bị cô giáo phạt ở lớp mẹ ạ"; "Chị vừa lấy trộm tiền của mẹ để mua bim bim đấy"; "Chị ăn không hết cơm và đổ ra thùng rác mẹ ạ"…

Nghe thấy cậu em trai "tơn hớt" với bố mẹ, người chị sưng mặt hít le em và “thề” không cho em chơi chung. Cậu em bị chị tẩy chay lăn ra khóc lóc ăn vạ.

Thế nhưng, bị chị hít le không khiến bé Bi chừa thói mách lẻo. Cứ có việc gì bé cũng chạy đến mách bố mẹ về ai đó đánh mình, ai làm gì sai hoặc giành đồ chơi với mình. Ở lớp cũng vậy, có lỗi gì của các bạn Bin cũng thường xuyên mách cô khiến các bạn rất ghét và không cho Bin chơi cùng.

Chị Hồng Anh lo lắng với tính cách như vậy thì sau này con sẽ trở thành một người chuyên mách lẻo người khác khi lớn lên và không biết dạy con thế nào.

Theo bác sĩ Anh Nguyễn (Vương quốc Anh), sai lầm cha mẹ hay mắc phải là vô tình dạy trẻ đổ thừa. Ví dụ, con chạy lại khóc, cha mẹ hỏi: "Ai làm con khóc, cái ghế đúng không? Cái ghê hư nè. Con nín khóc để mẹ đánh cái ghế nhé". Đó là 1 cách cha mẹ chỉ đơn thuần dụ trẻ nín nhưng vô tình làm trẻ hiểu sai về mách hành vi của ai đó.

mach-leo.jpg

Cha mẹ nên dạy trẻ tường thuật sự việc với sự khách quan và không có thói quen đem suy nghĩ cá nhân của trẻ vào nhận xét.

Bác sĩ Anh Nguyễn cho rằng, đáng lẽ đúng hơn, cha mẹ nên dạy trẻ tường thuật lại sự việc như: Ôm trẻ và làm trẻ dịu "cơn tức giận/cơn đau" và hỏi: Con có đau không? Con đau chỗ nào? Dẫn mẹ đến chỗ làm con đau? Tại sao cái ghế ngã? Nếu cái ghế nằm chỗ này con có bị đi trúng và bị đau không?... Các câu hỏi và quy trình trên là đang tạo cho trẻ học cách tường thuật lại với ý kiến khách quan. Nếu làm tốt dạy trẻ cách kể, hơn là mách lẻo thì trẻ luôn nhận định 1 việc gì đó hoặc hành vi của ai đó thật khách quan mà không có thói quen đem suy nghĩ cá nhân của trẻ vào nhận xét. Dĩ nhiên, sự mách lẻo ở trẻ cũng không tồn tại.

Để dạy trẻ hết thói mách lẻo, theo bác sĩ Anh Nguyễn, cần dạy trẻ cách thỏa hiệp. “Thỏa hiệp là một kỹ năng cao cấp để trẻ nhận ra sự tồn tại và sự dung hòa quyền lợi của 2 bên, không chỉ riêng mình trẻ. Hơn nữa, nếu trẻ nhận biết và dùng thỏa hiệp để tự giải quyết vấn đề thì trẻ tự nhận thức độc lập và không cần lệ thuộc vào bố mẹ. Điều đó có nghĩa, sẽ không còn tình trạng trẻ khóc thật lớn hoặc ăn vạ để gọi bố mẹ đến để mách bố mẹ và giúp trẻ giải quyết. Vậy, bố mẹ muốn trẻ như thế nào? Lớn lên tự tin ra sao? Thì đã đến lúc dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống! Thỏa hiệp là 1 trong những kỹ năng cần thiết cần được dạy”.

thoa-hiep.jpg

Thỏa hiệp là kỹ năng cần thiết mà cha mẹ cần dạy trẻ.

Bác sĩ Anh Nguyễn tư vấn cho các cha mẹ dạy trẻ cách thỏa hiệp như sau:

Dạy con về niềm vui trong thỏa hiệp:

Cha me có thể đặt cho trẻ tình huống và câu hỏi:
Nếu con được chơi món đồ chơi của bạn A, con vui không?
Nếu con vui khi chơi đồ chơi, vậy bạn A không có đồ chơi, bạn A vui không?
Để bạn A được vui giống con, thì bạn A nên có đồ chơi của con để chơi không?
Nếu nhà bạn có 2 đứa trẻ, chênh lệch nhau 1-3 tuổi. Khi cha mẹ áp dụng theo kỹ thuật này và sẽ tìm được kỹ thuật rất hữu ích vì 2 bé sẽ ít giành đồ chơi nhau, ít mách mẹ và tranh cãi.

Dạy con cách cho ai đó niềm vui:

Dạy trẻ trở thành 1 người biết sự tồn tại của hạnh phúc và mang hạnh phúc đó cho người khác, như 1 cách đem đến được thỏa hiệp hạnh phúc cả hai là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn sự hạnh phúc cho con cái. Vậy hãy dạy trẻ rằng:

Khi bạn A chơi món đồ "a", bạn A có vui không con?
Bạn A bị lấy món đồ "a", bạn A buồn không?

Vậy con có nên lấy món đồ "a" từ tay bạn A?
Con có vui khi chơi món đồ chơi "b" của con không?
Con có muốn chỉ bạn A món đồ chơi "b" vui chỗ nào không?
Uhm, nếu vậy thì con chơi và chỉ bạn A xem con chơi vui với món đồ "b" như thế nào?
Lúc này, con có thể hỏi mượn món đồ "a" từ bạn A vì bạn A không bị mất niềm vui vì cũng chơi món đồ "b" của con.

Theo bác sĩ Anh Nguyễn, bài học dạy trẻ tường thuật lại sự việc và thỏa hiêp là những bài học khó, cần nhiều thời gian và kiên nhẫn của cha mẹ trong rèn luyện nhận thức của trẻ. Lợi ích của nó rất rõ ràng. Nó sẽ cho trẻ 1 bước tiến lớn trong nhận thức và tư duy. Trẻ luôn đánh giá khách quan sự việc, và không quá lệ thuộc vào bạn khi gặp tình huống khó khăn.

Theo Phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.