Cha mẹ tái hôn, con cái cần lắm một tình yêu thương!

Khi tái hôn, không chỉ cha mẹ mà con cái cũng phải bắt đầu thích nghi với cuộc sống mới. So với người lớn, suy nghĩ con trẻ dường như bị ảnh hưởng rất nhiều.

Khi cha mẹ ly dị hay tái hôn, người bị tác động đầu tiên đó chính là con trẻ (ảnh minh họa).
Khi cha mẹ ly dị hay tái hôn, người bị tác động đầu tiên đó chính là con trẻ (ảnh minh họa).

Trong cuộc sống đời thường, chuyện ly hôn rồi lại tái hôn của các bậc phụ huynh đã không còn là việc hiếm bởi ai chẳng nhu cầu một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thế nhưng, khi về sống chung dưới một mái nhà giữa những người xa lạ với nhau, nhất là con trẻ, họ cũng đối diện với không ít khó khăn.

Chuyện “được – mất” của em bé khi cha mẹ chúng quyết định tái hôn là chủ đề được nhiều người mang ra bàn luận.

Những nỗi niềm khó nói

Khi hôn nhân của bố mẹ tan vỡ, người chịu thiệt thòi đầu tiên đó chính là con trẻ. Bởi từ giây phút ấy, các em thường phải rơi vào sự lựa chọn: sống chung với ba hoặc mẹ. Và khi bố hoặc mẹ mà các em đang sống cùng quyết định tái hôn đó cũng đồng nghĩa với việc hi vọng về “gia đình” trước đây của em hoàn toàn không còn cơ hội để trở về.

Đối với con trẻ, đây thực sự là một nỗi buồn rất lớn. Bởi trong thâm tâm các em, vẫn còn đâu đó hi vọng có ngày được sống cùng cha, cùng mẹ như “ngày xưa ấy”.

Bên cạnh đó, khi cha mẹ tái hôn cũng là lúc mối quan hệ gắn bó giữa cha hoặc mẹ mà em đang sống chung có nguy cơ bị “chia năm xẻ bảy”.

Nếu như trước đây khi còn độc thân, cha/mẹ chỉ yêu thương mình em, không bao giở để em chịu thiệt thòi dù chỉ một chút thì nay khi xuất hiện một người mới trong gia đình cũng là khi em phải học cách chia sẻ tình cảm ấy.

Chưa kể, khi cha/mẹ các em có thêm em bé, nhiều em rất lo lắng về tình cảm mà cha mẹ dành cho mình có vẹn nguyên như trước đây hay không?

Lúc này, cảm xúc “sợ mất” hay cảm giác “ghen tị” muốn dành lấy mẹ/cha của các em là điều dễ hiểu. Thậm chí nhiều em còn bộc lộ cảm xúc ấy theo chiều hướng tiêu cực: Bướng bỉnh. lì lợm. thậm chí là quậy phá… với mục đích sau cùng là thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh để nhận được sự quan tâm nhiều hơn.

 Mỗi đứa trẻ lại có những cách tiếp nhận rất khác nhau khi bố mẹ tái hôn. (ảnh minh họa)

Mỗi đứa trẻ lại có những cách tiếp nhận rất khác nhau khi bố mẹ tái hôn. (ảnh minh họa).

Thậm chí có em còn cảm thấy “cô đơn trong chính căn nhà của mình”. Khi họ nhìn thấy cha/mẹ của mình bắt đầu một gia đình mới, nhiều cảm thấy mình như một người “ngoài cuộc” bởi cho rằng mình không phải là một thành viên của gia đình ấy.

Không muốn sẻ chia, ngại giao tiếp, thu mình trong “vỏ bọc” là cách nhiều em lựa chọn khi rơi vào tình huống như thế này!

 Nhiều em sợ rằng tình cảm giữa bố mẹ với mình sẽ "chia năm xẻ bảy" không còn như trước đây. (ảnh minh họa)

Nhiều em sợ rằng tình cảm giữa bố mẹ với mình sẽ "chia năm xẻ bảy" không còn như trước đây. (ảnh minh họa).

Muôn vạn cảm xúc đan xen

Khi xuất hiện mẹ kế hoặc cha dượng, không phải đứa trẻ nào cũng ứng xử như nhau. Có em xây dựng mối quan hệ tốt hoặc chấp nhận chịu đựng “người mới” của bố mẹ với mong muốn họ sẽ đối xử tốt với cha, mẹ em (thường xảy ra ở những em đã có trưởng thành về mặt nhận thức).

Nhưng cũng có trẻ lại hoàn toàn không chấp nhận một ai đó thay thế vị trí vốn dành cho cha,mẹ mình trước đây. Nhiều đứa trẻ khác lại tỏ ra lo lắng, hoang mang, thậm chí là phòng ngừa việc khi xuất hiện cha dượng, mẹ kế vì các em sẽ mất đi tình yêu và sự quan tâm từ bố mẹ mình.

 Để giúp các con hòa nhập với cuộc sống mới tốt hơn, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý kỹ cho các con. (ảnh minh họa)

Để giúp các con hòa nhập với cuộc sống mới tốt hơn, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý kỹ cho các con(Ảnh minh họa).

Để thích nghi cuộc sống mới, với người lớn đã khó nhưng với con trẻ chuyện này còn khó hơn bội phần.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh khi có dự tính tái hôn thường chuẩn bị tâm lý rất kỹ cho con cái. Điều này giúp trẻ thích nghi với cuộc sống mới tốt hơn và quan trọng hơn đó chính là họ cho các con thấy dù có gia đình mới thì vẫn không ai có thể thay thế vị trí bố mẹ của các con và tình yêu dành cho con vẫn không thay đổi.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh và cả những người sắp làm cha dượng, mẹ kế cũng nên chuẩn bị tâm lý trước những phản ứng của con trẻ. Bởi đây là việc hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu, nhất là những đứa trẻ đang ở độ tuổi dậy thì.

Việc so sánh bạn với “người xưa” cũng hoàn toàn bình thường và trẻ cần có thời gian để thích nghi với cuộc sống mới. 

 Sự quan tâm và yêu thương của người lớn sẽ giúp các con hòa nhập với cuộc sống mới tốt hơn. (ảnh minh họa)

Sự quan tâm và yêu thương của người lớn sẽ giúp các con hòa nhập với cuộc sống mới tốt hơn. (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, đừng chờ đợi trẻ “mở lời” đầu tiên mà bạn nên là người dẫn dắt câu chuyện, đi vào “thế giới của con” để hai người thực sự là bạn. Dần dần với tình yêu và sự quan tâm của mình, các bé sẽ dễ dàng chấp nhận bạn hơn!

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng nên “đẩy trẻ vào những cuộc chiến của người lớn”. Khi ly hôn, hoặc tái hôn, việc tranh chấp quyền nuôi con có thể xảy ra và đây là những vấn đề của người lớn. Trong “cuộc chiến” ấy, con cái là những người vô tội. Đôi khi những lời nói dù vô tình hay cố ý đều ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của con. 

Trong sự "thất bại" hôn nhân của bố mẹ, con trẻ là những người vô tội. (ảnh minh họa)

Trong sự "thất bại" hôn nhân của bố mẹ, con trẻ là những người vô tội. (Ảnh minh họa).

Chung tay xây dựng gia đình

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, một trong cách tốt nhất để những đứa trẻ thích nghi cuộc sống mới khi cha mẹ tái hôn bên cạnh tình yêu thương đó chính là “chung tay xây dựng gia đình”.

Hay nói cách khác, để tránh xáo trộn quá nhiều và lúng túng trong cách ứng xử, các thành viên trong gia đình nên ngồi lại với nhau và cùng “soạn bảng quy ước”. Mặc dù sẽ mất thời gian để thích nghi với cuộc sống đông thành viên hơn, nhưng đây là một việc làm khá cần thiết.

 Mọi hành động, lời nói của người lớn đôi khi lại làm ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các con. (ảnh minh họa)

Mọi hành động, lời nói của người lớn đôi khi lại làm ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các con. (Ảnh minh họa).

Có thể thấy, khi cha mẹ tái hôn, con cái là những người bị ảnh hưởng đầu tiên bởi các con còn quá nhỏ, tâm sinh lý chưa ổn định. Mọi tác động từ sự đỗ vỡ hôn nhân của bố mẹ hay những mặt trái của cha mẹ khi tái hôn đều ảnh hưởng tới sự phát triển của con trẻ.

Thế nhưng, với sự chuẩn bị tâm lý kỹ từ các bậc phụ huynh và tình yêu thương của những người lớn sẽ giúp con trẻ dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới.

Theo yan.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ