Cây hoa 17 triệu tuổi hé lộ bí mật Tây Tạng

Hóa thạch cây hoa nằm ở độ cao hàng nghìn mét so với điều kiện sống bình thường, cho thấy Tây Tạng đã cao lên khoảng 3.000 m so với khi cây hoa còn sống.
Một cây trong họ Berberis sống phổ biến ở Tây Tạng. Ảnh: Tibet.cn
Một cây trong họ Berberis sống phổ biến ở Tây Tạng. Ảnh: Tibet.cn

SCMP hôm 14/9 đưa tin, các nhà khoa học tìm thấy cây hoa họ Berberis ở độ cao 4.600 m trong lưu vực Hoh Xil. Berberis rất phổ biến ở Tây Tạng, thường phân bố ở độ cao 900-2.500 m, thấp hơn rất nhiều nơi tìm thấy hóa thạch Berberis 17 triệu tuổi.

"Phát hiện của chúng tôi chứng tỏ quan điểm rằng phía bắc Tây Tạng đã đạt độ cao đỉnh điểm trước thế Trung Tân (thế địa chất kéo dài từ khoảng 23 tới 5 triệu năm trước) là chưa chính xác", các nhà khoa học viết trong báo cáo công bố trên Scientific Reports. 

Giáo sư Wang Yufei và Li Chense, Viện Hàn lâm khoa học thực vật Trung Quốc, là những người đứng đầu nhóm nghiên cứu này.

"Độ cao của phía bắc Tây Tạng có lẽ duy trì ổn định từ thế Thủy Tân (hơn 50 triệu năm trước) cho đến đầu thế Trung Tân, nhưng sau đó, nó lại tiếp tục nâng cao một cách đáng kể", trích báo cáo.

tpbje20150804269-1235-1442226336.jpg

Quá trình vận động địa chất của Tây Tạng vẫn là chủ đề thảo luận sôi nổi trong giới khoa học. Ảnh: Xinhua

Các nhà khoa học từ lâu đã tranh luận về mốc thời gian cao nguyên Tây Tạng dâng lên, đa số quan điểm cho rằng, quá trình tăng cao của Tây Tạng dừng lại khoảng 20 triệu năm trước. Có một số lại cho rằng, Tây Tạng 50 triệu năm trước thậm chí còn cao hơn bây giờ.

"Quan điểm cho rằng cao nguyên Tây Tạng đã ngừng cao lên được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, điều gì khiến nó ngừng cao thêm vẫn là một chủ đề tranh cãi bấy lâu", Wang Jianggang, nghiên cứu viên Viện Địa chất và Địa vật lý Trung Quốc cho biết. Ông không tham gia nghiên cứu trên.

"Hóa thạch hoa cũng là bằng chứng tốt để tìm hiểu vấn đề, nhưng phương pháp này cũng có khuyết điểm. Chẳng hạn như có thể có yếu tố tự nhiên đã đưa cây hoa lên đó, trước khi nó bị chôn vùi", Wang nói.

"Mặc dù vậy, báo cáo của họ có thể đáng tin cậy nếu có nhiều điểm tương đồng với những phương pháp khác", Wang cho biết, nói thêm rằng một số nhà khoa học đang đo nồng độ oxy nhẹ trong trầm tích để tính toán sự cao lên của Tây Tạng.

Theo vnexpress.net
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.