Câu chuyện phía sau chiếc nhẫn đính hôn của kỹ sư đóng tàu tử nạn cùng Titanic

Trên chuyến tàu định mệnh Titanic năm xưa có một người kỹ sư đóng tàu có mặt trên chuyến hải trình định mệnh để làm nhiệm vụ, khi bi kịch xảy ra, anh đã rất bình tĩnh làm những gì có thể để giúp đỡ phụ nữ và trẻ nhỏ. Người kỹ sư đã chủ động lựa chọn ở lại trên con tàu đắm.

Câu chuyện phía sau chiếc nhẫn đính hôn của kỹ sư đóng tàu tử nạn cùng Titanic

Trên chuyến tàu định mệnh Titanic năm xưa có một người kỹ sư đóng tàu có mặt trên chuyến hải trình định mệnh để làm nhiệm vụ, khi bi kịch xảy ra, anh đã rất bình tĩnh làm những gì có thể để giúp đỡ phụ nữ và trẻ nhỏ. Người kỹ sư đã chủ động lựa chọn ở lại trên con tàu đắm.

Câu chuyện về người kỹ sư đã được đề cập thoáng qua trong bộ phim “Titanic” (1997). Lời kể của nhân chứng sống sót sau vụ chìm tàu khi ấy cũng khẳng định cho cốt cách cao quý của người kỹ sư đóng tàu. Giờ đây, chiếc nhẫn đính hôn của người đàn ông sắp được đem ra đấu giá và câu chuyện về ông một lần nữa được nhắc lại.

Nhân vật chính ở đây là ông Thomas Andrews, một kỹ sư đóng tàu từng giám sát quy trình đóng tàu và vận hành con tàu Titanic. Ông đã có mặt trên chuyến hải trình đầu tiên của Titanic để làm nhiệm vụ của mình và sau đó đã ra đi cùng với con tàu và 1.500 hành khách xấu số khác hồi năm 1912 trong thảm kịch hàng hải.

Chiếc nhẫn đính hôn của ông dành cho hôn thê nay được đem ra đấu giá với mức giá ước tính 12.000 bảng (tương đương 363 triệu đồng). Khi thảm kịch xảy ra, ông Thomas Andrews đã cố gắng giúp phụ nữ và trẻ nhỏ lên xuồng cứu hộ, nhưng bản thân ông không hề có ý định giành cho mình một chỗ. Cách hành xử của ông giống như nhiều quý ông khác trên tàu Titanic.

Hình ảnh của ông đã được đưa vào bộ phim “Titanic” của đạo diễn James Cameron, trong phim, ông là người đầu tiên khẳng định rằng con tàu sẽ bị chìm sau cú va chạm với tảng băng trôi.

Chiếc nhẫn đính hôn làm bằng vàng và gắn ngọc đã được vợ ông gìn giữ cả cuộc đời, về sau bà đã trao lại cho cô con gái út - Vera Morrison. Mới đây, bà Vera đã qua đời và gia đình của bà quyết định bán đấu giá chiếc nhẫn với mức giá ước tính vào khoảng 12.000 bảng.

Một lá thư của người họ hàng gửi tới cho gia đình ông Andrews sau vụ chìm tàu Titanic cũng đã cho thấy cốt cách cao quý của ông. Trong lá thư gửi tới cho người mẹ đang đau buồn của ông Thomas Andrews sau biến cố, có những lời tưởng nhớ của người nữ phục vụ trên tàu Titanic - cô Mary Sloan, cô đã được ông Andrews giúp lên xuồng cứu hộ.

Bức thư được viết ở thời điểm 6 tuần sau vụ chìm tàu, người họ hàng này có dịp ghé qua thăm cô Mary Sloan ở thành phố Belfast và được nghe cô kể về ông Thomas Andrews trong những giờ phút cuối đời.

Trong thư có viết: “Người chị em thân mến Lizzie (tên của mẹ ông Thomas Andrews), tôi đến đây để gặp cô Mary Sloan - người nữ phục vụ có mặt trên cùng chuyến tàu cùng với Thomas. Cô ấy nói Thomas là một quý ông đích thực, rất quả cảm, rất bình tĩnh dù cậu ấy biết không có hy vọng nào cho tình huống đã xảy ra ngay từ lúc đầu tiên khi sự việc khởi phát”.

Bức thư này cùng với chiếc nhẫn đính hôn giờ đây sẽ được đem ra đấu giá.

Đấu giá nhẫn đính hôn của kỹ sư đóng tàu tử nạn cùng Titanic - 1

Kỹ sư đóng tàu Thomas Andrews (trái) và chiếc nhẫn đính hôn ông dành tặng vị hôn thê lúc sinh thời (phải).

Đấu giá nhẫn đính hôn của kỹ sư đóng tàu tử nạn cùng Titanic - 2

Ông Thomas và vợ - người phụ nữ có tên Nellie tổ chức hôn lễ hồi năm 1908. Ông Thomas sau đó qua đời trong vụ đắm tàu Titanic. Chính ông đã giám sát quá trình đóng tàu Titanic. Khi qua đời, ông để lại người vợ trẻ và một cô con gái tên Elizabeth mới 16 tháng tuổi.

Đấu giá nhẫn đính hôn của kỹ sư đóng tàu tử nạn cùng Titanic - 3

Nhân vật Thomas Andrews đã xuất hiện trong bộ phim “Titanic” (1997) của đạo diễn James Cameron với vai trò là người đầu tiên tính toán và khẳng định rằng con tàu sẽ không thể nào tránh khỏi kết cục bị chìm sau khi đâm phải một tảng băng trôi.

Là một kỹ sư hàng hải, ông Thomas Andrews đã từng cố gắng thuyết phục cấp trên để có thể thực hiện đủ xuồng cứu hộ cho tất cả các hành khách và nhân viên phục vụ trên tàu, phòng trường hợp có chuyện bất trắc xảy ra, nhưng sau cùng quyền quyết định không nằm trong tay ông.

Chiếc nhẫn đính hôn được người vợ của ông gìn giữ suốt đời, sau này, bà có tái hôn, trước khi qua đời bà trao lại chiếc nhẫn cho người con gái út của mình - cô Vera Morrison. Sau khi bà Vera qua đời gần đây, gia đình của bà quyết định đem đấu giá chiếc nhẫn.

Về lá thư mà người họ hàng viết gửi về cho người mẹ đang đau khổ của ông Thomas Andrews, lá thư này được ước tính có giá 3.500 bảng (hơn 105 triệu đồng).

Đấu giá nhẫn đính hôn của kỹ sư đóng tàu tử nạn cùng Titanic - 4

Thomas Andrews đã có kết cục bi thảm cùng với con tàu mà ông tham gia thiết kế - thực hiện.

Đấu giá nhẫn đính hôn của kỹ sư đóng tàu tử nạn cùng Titanic - 5

Trong bộ phim “Titanic” (1997), nam diễn viên Victor Garber vào vai Thomas Andrews, nhân vật này là người đầu tiên đã tính toán rằng con tàu không thể nào tránh khỏi kết cục bị chìm sau cú va chạm với tảng băng trôi.

Chiếc nhẫn đính hôn của ông Thomas Andrews đã được người vợ của ông giữ gìn trong suốt cuộc đời và về sau, cũng được người con gái út của bà nâng niu cất giữ. Đây là lần đầu tiên chiếc nhẫn được đem ra rao bán đấu giá.

Ông Andrews đến từ thị trấn Comber, hạt County Down, Bắc Ireland. Ông gặp bà Nellie vào khoảng năm 1905. Cả ông Andrews và người bạn đồng nghiệp Henry Harland của công ty đóng tàu Harland & Wolff (công ty đóng tàu Titanic) đều cùng theo đuổi cô Nellie, cuối cùng, người phụ nữ lựa chọn kết hôn với Andrews. Ông ngỏ lời cầu hôn hồi tháng 3/1906 và hai người kết hôn năm 1908.

Đó cũng là khi ông được bổ nhiệm làm giám đốc quản lý hãng đóng tàu Harland & Wolff và ngay lập tức bắt đầu công việc giám sát kế hoạch thực hiện - vận hành những con tàu đóng mới.

Ông Andrews có mặt trên tàu Titanic như một phần công việc của ông. Ban đầu ông giúp đưa con tàu Titanic từ nơi đóng tàu - thành phố Belfast (Bắc Ireland) tới Southampton (Anh), sau đó lại có mặt trên chuyển hải trình đầu tiên của con tàu tới New York (Mỹ). Chuyến hải trình này bắt đầu từ ngày 10/4/1912. Bốn ngày sau đó, con tàu đâm phải một tảng băng trôi và bắt đầu chìm.

Năm năm sau khi xảy ra vụ tai nạn bi kịch, cô Nellie tái hôn với người từng theo đuổi mình năm xưa - ông Henry Harland và cặp đôi về sau có 4 người con. Trong số này, người con út chính là bà Vera. Chiếc nhẫn và lá thư sẽ được đem bán đấu giá tại thị trấn Devizes, hạt Wiltshire, Anh vào ngày 27/4 tới.

Theo dantri.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.