Câu chuyện hào hùng của Đoàn cựu học sinh sinh viên kháng chiến Hà Nội

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2019), Nhóm Cựu học sinh sinh viên kháng chiến Hà Nội cho ra mắt cuốn sách “Đoàn Học sinh Sinh viên Kháng chiến Hà Nội thời kỳ Pháp tạm chiếm (1947-1954)". Cuốn sách dày 300 trang do Nhà xuất bản Thanh Niên - Hà Nội ấn hành.

Cuốn sách được đông đảo đoàn viên thanh niên đón đọc.
Cuốn sách được đông đảo đoàn viên thanh niên đón đọc.

Đoàn Học sinh Kháng chiến Hà Nội (HSKC HN) thành lập ban đầu từ một số học sinh là liên lạc, quân báo trong công an, quân đội. Cơ sở đầu tiên có ở các trường Chu Văn An, Trưng Vương và Albert Sarraut. Người đứng ra thành lập đoàn HSKC là Phạm Hướng, cán bộ Đoàn Thanh niên Cứu quốc, khi đó ở ban cán sự quận ủy nội thành.

Danh xưng Thành đoàn HSKC chính thức xuất hiện trên thư kêu gọi tẩy chay cuộc phát thưởng của Bảo Đại tại nhà hát Lớn, tháng 6.1949. Khi phong trào phát triển rộng cả trong các trường đại học, Đoàn mang tên đầy đủ Học sinh Sinh viên Kháng chiến Hà Nội.

Đoàn HSSVKC có tờ báo Nhựa Sống, in ronéo khuôn khổ như một quyển vở học sinh 32 trang dễ dàng bí mật lưu hành trong các trường. Cuối năm 1952, phong trào thanh niên nội thành phát triển rộng rãi, các đầu mối được thống nhất trong một tổ chức là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội.

Những học sinh, sinh viên kháng chiến tích cực nhất chuyển thành đoàn viên thanh niên cứu quốc, báo Nhựa Sống đổi tên là báo Tiền Phong, cơ quan của thành đoàn TNCQ Hà Nội. Trong những ngày đấu tranh đòi đối phương nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Genève và tưng bừng chào đón quân ta về giải phóng thủ đô, lực lượng nòng cốt của đoàn thanh niên vẫn là đông đảo học sinh sinh viên kháng chiến.

Nhóm biên soạn đồng thời là các nhân vật, trong cuốn sách “Đoàn Học sinh Sinh viên Kháng chiến Hà Nội thời kỳ Pháp tạm chiếm 1947-1954" (ảnh tư liệu)
Nhóm biên soạn đồng thời là các nhân vật, trong cuốn sách “Đoàn Học sinh Sinh viên Kháng chiến Hà Nội thời kỳ Pháp tạm chiếm 1947-1954" (ảnh tư liệu) 

Cuốn sách Đoàn HSSVKC HN thời kỳ Pháp tạm chiếm 1947-1954 với tư liệu phong phú và đáng tin cậy nhất về phong trào yêu nước của cả một lực lượng trẻ trung sôi động trong những năm thủ đô bị kẻ thù chiếm đóng, đàn áp.

Cuốn sách cũng chỉ ra những nguyên nhân, động lực làm nên nguồn sức mạnh, bản lĩnh các học sinh kháng chiến. Và, với tầm nhìn khái quát, mạnh dạn, tư duy mới, các tác giả khẳng định vị trí, vai trò lịch sử Đoàn HSSVKC trong cả quá trình Hà Nội kháng chiến.

Cuốn sách gồm 4 phần: Phần I - Phong trào đấu tranh toàn thành, Phần II - Phong trào đấu tranh tại các trường, Phần III - Một số hồi ký cá nhân, và phần IV bao gồm 40 trang ảnh tư liệu lịch sử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.