Câu chuyện buồn về con cá voi cô đơn nhất nước Mỹ

Lolita, năm nay 49 tuổi đã có 35 năm sống trong sự cô đơn ở một cái bể chật hẹp bí bách.
Câu chuyện buồn về con cá voi cô đơn nhất nước Mỹ

Nếu để nói về cô cá voi sát thủ Lolita, hộ khẩu thường trú hiện đang là ở thủy cung Seaquarium tại bang Florida thì có thể nói rằng đời Lolita là tập hợp của những chữ nhất: cô đơn nhất, nhà ở nhỏ nhất và cuộc đời bi kịch nhất.

Xa bố mẹ khi vẫn còn chưa đủ tuổi làm thiếu nữ, năm 1970 người ta lôi Lolita về với thủy cung Seaquarium, thả cô cá voi vào cái bể bé tý có chiều dài chỉ xếp 4 cô Lolita nối tiếp nhau là chạm thành, sâu thì cũng chỉ vào khoảng 6m, chật hẹp vô cùng. Sống cùng Lolita là một con đực khác được đặt tên là Hugo.

Chung sống với nhau được 10 năm ròng thì Hugo rời bỏ trần thế, để lại cô cá voi Lolita một mình lủi thủi trong cái bể chật hẹp gặm nhấm nỗi cô đơn. Đối với loài cá voi sống cộng đồng như cá voi sát thủ, sống trong cảnh cô độc đúng là một bi kịch thảm khốc. Khi mà đồng loại và cả gia đình có thể tự do bơi thỏa sức ngoài biển khơi, cô cá voi 14 tuổi lại quanh quẩn mắc kẹt trong cái hồ bé tí tẹo.

Câu chuyện buồn về con cá voi cô đơn nhất nước Mỹ - Ảnh 1.

|Lolita trong cái bể chật hẹp với đám cá heo làm hàng xóm.

Tới nay đã 45 năm, Lolita không còn trẻ như cái tên mà nó mang theo mình nữa. Lolita giờ là một "lão bà bà" 49 tuổi, úa tàn và vẫn cô đơn lẻ loi như hơn 4 thập kỷ trước. Làm bạn với Lolita là một vài con cá heo nhỏ, nhưng có lẽ là bất đồng ngôn ngữ nên cũng không làm nó vui vẻ hơn.

Bà lão héo úa Lolita giờ được nuôi nhốt với mục đích "phục vụ giáo dục, bảo tồn sinh thái và trân trọng các loài sinh vật biển", mặc dù chắc chắn mong ước của nó chỉ là được người ta trân trọng quyền tự do. Cũng vì cái sứ mệnh thiêng liêng quá sức ấy, trong thời gian tới, chắc Lolita vẫn sẽ chưa được vùng vẫy giữa biển khơi.

Câu chuyện buồn về con cá voi cô đơn nhất nước Mỹ - Ảnh 2.

Bể nuôi cá voi sát thủ của Sea World rộng 57m, trong khi ở Seaquarium chỉ là 25m.

Đại diện Seaquarium, những người vỗ ngực tự xưng là kẻ ban phát tri thức về loài cá voi sát thủ, nói rằng loài cá voi cỡ nhỏ giao tiếp qua cái lỗ phun nước trên đầu chúng. Tuy nhiên, nữ tiến sĩ Naomi Rose, người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về loài cá voi đã phải lên tiếng phản đối lập luận sai lầm này. Cũng đúng, cái âm thanh nghe như tiếng ợ của một ả đàn bà suồng sã làm sao có thẻ được coi là phương thức giao tiếp đầy tính thanh cao và mềm mại như sinh vật biển.

Những người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền động vật đã tập hợp lên tiếng phản đối chính sách giam cầm của Seaquarium, kêu gọi thả tự do cho cô cái voi già Lolita. Là cách bảo tồn gì khi giam cầm cả một con cá voi to lớn bên trong bể kính chật hẹp bí bách như vậy?

Câu chuyện buồn về con cá voi cô đơn nhất nước Mỹ - Ảnh 3.

Chiến dịch kêu gọi trả Lolita về môi trường tự nhiên được phát động.

Hiện giờ khả năng Lolita được trả về với tự nhiên là rất thấp. Một đứa trẻ bị đánh cắp từ môi trường sống, bị đem thả vào một cái chuồng không hơn không kém, biến thành một đồ vật đem đi triển lãm, sống cô đơn trong phần lớn cuộc đời mình.

Ấm ức hơn, Seaquarium và các thủy cung đều có quyền pháp lý được sử dụng Lolita, hay bất cứ cá thể sinh vật biển nào làm tài liệu giáo dục, hay triển lãm với sự cho phép của hội Bảo vệ động vật có vú hải dương. Tự do nào dành cho Lolita?

Theo Trí thức trẻ
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.