Cao Bằng tiếp tục thực hiện dồn, ghép trường, điểm trường lẻ

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo kế hoạch phát triển GD&ĐT năm 2020 của Sở GD&ĐT Cao Bằng, năm 2018 và đầu năm 2019, tỉnh Cao Bằng tích cực thực hiện công tác dồn, ghép trường, điểm trường nhằm giảm số điểm trường lẻ, trường có quy mô nhỏ; đưa học sinh ở điểm trường lẻ về học tại trường chính, mở rộng quỹ đất xây dựng để có mạng lưới trường, lớp có tính phù hợp cao, vừa đáp ứng tốt nhu cầu trước mắt, vừa đảm bảo ổn định và phát triển lâu dài.

Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 646 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Trong đó có 192 trường mầm non; 241 trường tiểu học; 183 trường THCS; 30 trường THPT; giảm 13 trường so với kế hoạch. Toàn tỉnh có 1 trung tâm GDTX tỉnh; 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; 1 trung tâm phục hồi chức năng và giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật; 1 trường Cao đẳng Sư phạm; 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện.

Mặc dù vậy, việc dồn ghép các trường, điểm trường còn gặp nhiều khó khăn, do Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, điều kiện giao thông hạn chế, khoảng cách giữa các làng, xã khá lớn, gây nhiều khó khăn cho học sinh đến trường, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì sĩ số lớp học.

Bên cạnh đó, do tỉnh Cao Bằng đang có kế hoạch sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; do vậy, hiện tại, việc dồn ghép các điểm trường tại các địa phương được sắp xếp chưa đủ điều kiện để thực hiện một cách triệt để.

Liên quan vấn đề rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2020 trong kế hoạch đưa ra là tiếp tục việc sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp.

Hướng là dồn, ghép các trường, điểm trường, lớp lẻ và theo các định hướng, giải pháp, lộ trình quy hoạch lại mạng lưới trường lớp phù hợp với tình hình thực tế của từng huyện, thành phố; theo kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cuả UBND tỉnh.

Đồng thời, rà soát và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú góp phần tạo điều kiện cho học sinh thuộc các khu vực có điều kiện khó khăn được đến trường và đầu tư vào việc học tập, nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa.

Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn tại Cao Bằng có cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học; 100% xã, phường, thị trấn có trường có bậc THCS; 100% huyện, thành phố, có từ 1-4 trường THPT.

Các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) đã mở rộng qui mô đến các huyện khó khăn; toàn tỉnh có 12 trường PTDTNT cấp huyện, 1 trường PTDTNT cấp tỉnh.

Có 199 trung tâm học tập cộng đồng đang phát huy có hiệu quả trong việc bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất cho các đối tượng lao động, chủ yếu là lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp nông thôn.

Mạng lưới cơ sở giáo dục, hệ thống trường lớp phát triển, từng bước hoàn thiện đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng theo hướng đa dạng hoá.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.