Cảnh báo với du lịch mạo hiểm

GD&TĐ - Với hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú, kỳ vĩ cùng nhiều hang động, Việt Nam có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. 

Cảnh báo với du lịch mạo hiểm

Vài năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đã đưa du lịch khám phá mạo hiểm vào khai thác. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là phải bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi họ tham gia loại hình du lịch này.

Đừng coi thường tính mạng

Mới đây, vụ tai nạn nghiêm trọng vừa xảy ra cuối tháng 2 tại khu du lịch thác Hang Cọp (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) làm chết một khách du lịch người Ba Lan và một hướng dẫn viên thêm lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về việc quản lý, bảo đảm an toàn trong khai thác du lịch mạo hiểm - loại hình đang phát triển nhanh ở nước ta.

Chỉ trong vòng một năm, riêng Lâm Đồng đã ghi nhận nhiều tai nạn thương tâm. Cũng vào thời điểm tháng 2/2016, ba du khách quốc tịch Anh đã chết tại khu vực thác Datanla và hai ngày sau, một du khách quốc tịch Belarus cũng qua đời vì đuối nước tại thác Pongour. Nguyên nhân chính đều do doanh nghiệp tổ chức tour vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn trong kinh doanh du lịch.

Bên cạnh việc các công ty du lịch vi phạm những quy định về vấn đề an toàn trong kinh doanh du lịch, thì việc giảm thiểu tối đa các dịch vụ, hoặc “du lịch chui” của du khách chính là nguyên nhân dẫn đến hiểm họa về tính mạng.

Hiện nay xu hướng du lịch mạo hiểm thường được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là các khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên nhiều khách du lịch lại coi thường về vấn đề an nguy của bản thân.

Từng là một hướng dẫn viên của một công ty du lịch tại miền Trung, anh Trần Mạnh Hùng (ở Lò Đúc, Hà Nội) tâm sự: Nhiều khi khách Tây sang Việt Nam du lịch bụi lại tiết kiệm hơn người Việt Nam.

Họ thậm chí còn mặc cả với dịch vụ tour home stay tự phát. Chỉ 25 đến 35 USD là họ thuê được một người dẫn đường địa phương để làm hướng dẫn viên trong ngày kiêm luôn cả xe ôm. Do không hiểu địa hình, lại muốn giảm chi phí một cách thấp nhất dẫn đến những rủi ro khó lường cho nhiều du khách.

Cần có hành lang bảo hiểm phù hợp

Tại các nước phát triển khi tổ chức loại hình du lịch này họ đều rất chuyên nghiệp, điều kiện an toàn cho người tham gia luôn được đặt lên hàng đầu.

Ngoài việc được mua gói bảo hiểm khá cao, những huấn luyện viên và các hướng dẫn viên bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Tất cả du khách đều được kiểm tra sức khỏe và được huấn luyện thực hành một cách bài bản.

Còn ở Việt Nam những yêu cầu này lại bị xem nhẹ, thậm chí hiện tượng nhiều khách du lịch ngã giá với nhà tour nên các công ty du lịch đã đưa ra các mức giá khác nhau để chào mời khách. Và tất nhiên đi đôi với giá siêu tiết kiệm là dịch vụ kém và độ an toàn không đáng tin cậy.

Cảnh báo về tình trạng này, ông Đặng Xuân Sơn - Giám đốc Điều hành Công ty Du lịch Footprint - đã chỉ ra những bất cập đang diễn ra. Đó là:

Thực tế hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với doanh nghiệp tham gia loại hình du lịch mạo hiểm. Điều này dẫn đến việc quản lý các loại hình doanh nghiệp này đang còn nhiều lỗ hổng.

Những công ty tự phát, không chuyên về du lịch mạo hiểm thường giảm chi phí đầu tư trang thiết bị bảo hộ nhằm giảm giá thành tour. Khi giá rẻ sẽ đồng nghĩa với việc rủi ro cao.

Do đó, phải xác định du lịch mạo hiểm là kinh doanh có điều kiện và cần có tiêu chuẩn cụ thể. Bên cạnh đó, phải kiểm tra định kỳ với các doanh nghiệp để đánh giá các thiết bị đó có thật sự
 ban toàn.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - chia sẻ quan điểm: Các địa phương cần nghiên cứu đánh giá phát hiện khu điểm du lịch mạo hiểm, quy hoạch và quy định quản lý cụ thể.

Ban hành quy định chung quản lý và quy định tổ chức kinh doanh dịch vụ trong khu vực mạo hiểm đó và quy định cho khách tham gia vào loại hình du lịch mạo hiểm.

“Thực tế từ các vụ tai nạn du lịch mạo hiểm cho thấy bên cạnh quy định quản lý của Nhà nước thì cũng cần có ý thức của khách cần tuân thủ an toàn khi tham gia loại hình này.                                                                                                                                              Khách ưa thích du lịch mạo hiểm nên mua tour của công ty du lịch chuyên nghiệp, có thương hiệu để họ hướng dẫn cụ thể từ trang thiết bị, vừa an toàn giúp khách trải nghiệm khi tham gia loại hình đó” – Ông Nguyễn Anh Tuấn nêu rõ.

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ