Canada thắt chặt giấy phép du học

GD&TĐ - Chính phủ Canada mới đây tuyên bố nước này sẽ tiếp tục thắt chặt giấy phép du học với sinh viên quốc tế nhằm cắt giảm số lượng người nhập cư.

Canada muốn giảm số lượng người nhập cư.
Canada muốn giảm số lượng người nhập cư.

Theo đó, Canada chỉ cấp 437 nghìn giấy phép du học trong năm 2025, giảm ít nhất 10% so với năm nay. Đối tượng gồm cả nghiên cứu sinh thạc sĩ, tiến sĩ. Trước đó, hồi đầu tháng 1, Canada thông báo cắt giảm 35% thị thực học tập cấp cho sinh viên quốc tế bậc cử nhân trong 2 năm tiếp theo.

Vợ hoặc chồng của học viên thạc sĩ sẽ được cấp giấy phép lao động khi đăng kí theo học chương trình từ 16 tháng trở lên. Họ chỉ được phép làm việc trong một số ngành nghề quy định hoặc thiếu hụt lao động.

Ông Marc Miller, Bộ trưởng Di trú, cho biết: “Chúng tôi cần phải đảm bảo chất lượng của các chương trình nhập cư vào Canada. Không phải bất cứ ai muốn đến và ở lại Canada đều có thể được chấp nhận”.

Thông báo trên nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia. Trong bối cảnh nhập cư tăng đột biến, việc siết chặt thị thực du học nhằm “phát hiện gian lận và giảm số lượng du khách giả” tại nước này.

Theo các chuyên gia, Chính phủ Canada chỉ tập trung cắt giảm số lượng người nhập cư tại nước này nhưng không quan tâm đến quyền lợi lao động của họ. Chính phủ đang ngó lơ tình trạng bóc lột lao động nước ngoài và không trao cho họ quyền bình đẳng.

Theo The Pie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.