Khi bệnh ở giai đầu, bệnh thường có những triệu chứng giống với bệnh tai mũi họng thông thường trên cơ thể, chính vì điều này mà người bệnh thường chủ quan bỏ qua, chỉ khi bệnh ở giai đoạn nặng mới đi khám và điều trị.
Dấu hiệu ung thư vòm họng
Theo Giáo sư Mai Trọng Khoa-Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư vòm mũi họng là bệnh ác tính của các tế bào vùng niêm mạc dưới của vòm mũi, họng.
Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư vòm mũi họng chưa được xác định, tuy nhiên, GS Khoa cho biết bệnh này có liên quan đến vi rút Epstein Barr (EBV).
Ở giai đoạn đầu của bệnh biểu hiện khá mờ nhạt và thường dễ nhầm lẫn với những bệnh khác khiến việc phát hiện và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu:
Đau đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu âm ỉ và cuộn lên từng cơn. Có thể nhức đầu lan tỏa hoặc nhức đầu 1 bên.
Ù tai: Khi bị ung thư vòm họng xâm lấm, người bệnh thường xuyên bị ù một bên, người bệnh có cảm giác trầm như tiếng ve kêu bên trong tai.
Ngạt mũi: Dấu hiệu này xuất hiện dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kem theo triệu chứng chảy máu mũi.
Khàn tiếng và khó nuốt: Dấu hiệu này xuất hiện mà không phải di những bệnh thông thường khác mang lại thì người bệnh nên chú ý. Nếu như dấu hiệu này kéo dài 3 tuần đã uống thuốc mà không có biểu hiện thuyên giảm thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đến giai đoạn sau tình hình bệnh có triệu trứng nặng hơn như nhức đầu tăng lên, ngạt mũi nhiều hơn, tai ù hơn, có thể giảm thính lực, chảy máu mũi…
Với bệnh ung thư này, GS Khoa cho biết nếu phát hiện ở giai đoạn sớm giai đoạn I và II bệnh nhân có thể điều trị sống trên 5 năm khoảng 80-90% .
Biểu hiện ở giai đoạn đầu của ung thư vòm họng rất giống với những triệu trứng của nhiều bệnh khác. Ảnh: minh họa
Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng
Mặc dù, không có cách nào phòng chống đặc hiệu được căn bệnh này, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên rằng, duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để có thể phòng tránh và duy trì một sức khỏe tốt.
Trong nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc không hút thuốc là có thể làm giảm được đáng kể nguy cơ gây lên ung thư vòm họng. Nếu như bạn là một người có thói quen hút thuốc lá, một lời khuyên tốt nhất là bỏ thuốc trong thời gian sớm nhất để đảm bảo sức khỏe.
Hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày.
Không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như: thịt muối, dưa muối, cà muối…
Không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng
Hoạt động thể chất đều đặn để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.