Cần tiêu chí riêng để hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế

GD&TĐ - Thông tin các bệnh viện đồng loạt tăng viện phí đối với những người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) làm xôn xao dư luận mấy ngày vừa qua. Việc tăng viện phí được xác định theo lộ trình đã kéo dài lâu nay nhưng đối tượng bị ảnh hưởng cũng khá sốc, vì giá viện phí tăng khá cao.

Cần tiêu chí riêng để hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế

Theo Thông tư 02 năm 2017 của Bộ Y tế thì đợt này có đến 1.916 dịch vụ được điều chỉnh tăng giá. Tuy nhiên, cả nước mới có hơn 75 triệu người tham gia BHYT, với tỷ lệ 81,3% dân số, còn gần 20% dân số chưa tham gia BHYT, phần lớn là những người có mức sống trung bình trở lên. Việc tăng giá chắc chắn có tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, giúp người dân hiểu rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của BHYT.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì chỉ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách mới được Nhà nước hỗ trợ mua BHYT. Những người được “xếp” vào diện hộ nghèo thì mức thu nhập chuẩn nghèo là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị, còn cận nghèo là 1.000.000 đồng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng ở khu vực thành thị.

Do đó, dù được xác định là những người có mức sống “trung bình” nhưng nhiều người còn rất khó khăn, vì chỉ trên mức hộ nghèo, cận nghèo một chút, không đáng kể.

Có thể nói, nếu căn cứ vào tiêu chí này thì rất nhiều người có “mức sống trung bình” so với tiêu chí nghèo, cận nghèo nhưng đời sống vẫn rất khó khăn. Trong khi nhiều loại dịch vụ y tế có mức tăng gấp nhiều lần so với hiện nay, nếu bị bệnh hiểm nghèo mà không có BHYT thì... người giàu cũng khóc.

Chính sách BHYT là chính sách quan trọng, nhân văn, với phương châm người mạnh khỏe chia sẻ, giúp đỡ người khó khăn. Do đó, Nhà nước cần có chính sách thiết thực để hỗ trợ người dân tham gia BHYT, tiến tới toàn dân tham gia BHYT như mục tiêu của Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020. Lý do hỗ trợ là mức tăng dịch vụ y tế nhanh hơn lộ trình toàn dân tham gia BHYT.

Vì vậy, cần rà soát những người không thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo nhưng cuộc sống khó khăn để có phương án hỗ trợ tham gia BHYT. Trước mắt, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tiến hành rà soát, lập danh sách những người không thuộc diện Nhà nước hỗ trợ mua BHYT nhưng còn khó khăn để xem xét hỗ trợ mua BHYT cho họ.

Theo đó, đưa ra tiêu chí riêng để được hỗ trợ mua BHYT, có thể quy định mức thu nhập bình quân 2.500.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 3.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị là hợp lý. Bởi vì, đây mới chính là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất, khi không được Nhà nước hỗ trợ mua BHYT nhưng thực tế cuộc sống chẳng khá hơn là bao so với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.