Can thiệp sớm giúp trẻ khuyết tật phát triển

GD&TĐ - Ngày 8/1, tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM (HCMUE) diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Can thiệp sớm - hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật phát triển”.

PGS.TS Phạm Minh Mục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) trình bày tham luận tại hội thảo.
PGS.TS Phạm Minh Mục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) trình bày tham luận tại hội thảo.

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên ngành GD đặc biệt đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm bệnh viện trong và ngoài nước, với hơn 50 tham luận gửi tham gia. Ban tổ chức đã chọn 31 tham luận có giá trị khoa học đăng trên kỷ yếu hội thảo, các bài viết tập trung vào 3 chủ đề: Các hướng tiếp cận/mô hình can thiệp và GD TKT phát triển; Thực trạng hoạt động can thiệp sớm và GD hòa nhập cho trẻ khuyết tật phát triển; Giải pháp trong can thiệp sớm và GD hòa nhập trẻ khuyết tật phát triển.

Hội thảo có sự đồng hành của Tổ chức Liên minh Na Uy tại Việt Nam và Hội từ thiện trẻ em Sài Gòn.

Theo Ban tổ chức Hội thảo, chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật phát triển nói riêng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của giáo viên, nhà chuyên môn, đặc biệt là phụ huynh của trẻ. Do đó việc tìm kiếm các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật từ lâu thu hút sự quan tâm của các học giả, nhà khoa trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hội thảo nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng hoạt động can thiệp sớm (CTS) cho trẻ khuyết tật (TKT) phát triển, tạo cơ hội giao lưu học hỏi giữa các đơn vị trong và ngoài nước. Tứ đó, có những định hướng tốt cho hoạt động can thiệp sớm ở các địa phương, góp phần nâng cao chất lượng GD hòa nhập TKT trong tương lai.

Hội thảo thu hút sự tham của nhiều diễn giả là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên ngành GD đặc biệt đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm bệnh viện trong và ngoài nước.

Hội thảo thu hút sự tham của nhiều diễn giả là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên ngành GD đặc biệt đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm bệnh viện trong và ngoài nước.

Nhiều qua điểm, góc nhìn cũng như những mô hình trong CTS cho TKT phát triển được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra tại hội thảo, như: Báo cáo “Đề xuất mô hình CTS và GD trẻ rối loạn phổ tự kỷ dựa vào gia đình và cộng đồng” của PGS.TS Phạm Minh Mục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam);  “Các tiêu chí phân biệt rối loạn phát triển thần kinh trong thực hành lâm sàng” của BS Phan Thiệu Xuân Giang (Phòng khám quốc tế Centre Medical International); Báo cáo “Bước đầu vận dụng chương trình khung BASICS trong can thiệp GD cho trẻ khuyết tật phát triển tại TPHCM” của nhóm tác giả Huỳnh Thị Hoàng Oanh, Hoàng Trương Thúy An, Hoàng Thị Nga; “Vai trò của người cha trong đời sống của những đứa con khuyết tật” của tác giả Rachael A. Gonzales…

Theo PGS.TS Phạm Minh Mục khái niệm khuyết tật phát triển là sự suy giảm tinh thần hoặc thể chất, tùy thuộc vào mức độ, có thể cản trở khả năng độc lập của một người hoàn thành các hoạt động hàng ngày trong cộng đồng của họ.

Khuyết tật phát triển ảnh hưởng đến suy nghĩ hành vi, cảm xúc, các mối quan hệ hoặc ngoại hình của một con người. Khuyết tật phát triển có những dạng cơ bản như bại não, rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật học tập, tăng động giảm chú ý và khuyết tật trí tuệ.

Các dạng khuyết tật phát triển có nguyên nhân là những yếu tố sinh học, những yếu tố này đã được các nhà nghiên cứu khẳng định rằng chúng không phải là một yếu tố đơn lẻ mà là những phức hợp ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, trong đó đặc biệt liên quan đến các yếu tố thần kinh. Yếu tố di truyền liên quan đến rối loạn gene, nhiễm sắc thể cũng được nghiên cứu. Ngoài ra, khuyết tật phát triển cũng liên quan đến môi trường sống, trong đó đặc biệt các yếu tố bất an về xã hội - tâm lý hoặc các yếu tố xấu của môi trường và văn hóa kết hợp với nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.