Cần quyết sách phát triển nhân lực cao sau dịch Covid-19

GD&TĐ - Sau dịch Covid-19, thị trường lao động có nhiều chuyển biến, trong đó các ngành thiên về kỹ thuật cao, ứng dụng công nghệ được dự báo triển mạnh.

Những xu hướng phát triển nghề nghiệp sau Covid-19

Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế mà còn làm thay đổi cách nhìn của doanh nghiệp đối với nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn lực con người. Đáng nói, đại dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi đáng kể nhiều loại hình công việc trong suốt hai năm qua.

Theo các chuyên gia nhận định, việc thích ứng với đại dịch bằng cách phát triển về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử, đầu tư máy móc, tự động hóa sản xuất là một bước ngoặt của nền kinh tế. Chính điều này cũng làm thay đổi hình thức việc làm trên thị trường lao động không chỉ của Việt Nam mà toàn thế giới. Những xu hướng này sẽ phát triển mạnh trong thời gian với mong muốn tối ưu hóa hoạt động của các doanh nghiệp đã có sẵn từ trước mà bối cảnh hai năm đại dịch là một chất xúc tác đáng kể để đẩy mạnh xu thế này hơn nữa.

Theo các nhận định, trong cuộc chơi này, lao động giản đơn không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn gần như không có nhiều lựa chọn và có thể bị sức ép phải làm nhiều hơn để có tiền sống. Thay vào đó, nguồn lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ số sẽ phát triển mạnh mẽ.

Nhận định về xu hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong ba năm tới, các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng VBE500 cho rằng sẽ nổi lên 4 xu hướng phát triển chính: Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ; Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm; Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; Xu hướng lao động “phi chính thức” gia tăng.

Một khảo sát các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam năm 2022 (VBE500 – năm 2022) cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đều nhận định thị trường đang có dấu hiệu phục hồi trở lại rõ ràng hơn bao giờ hết. Thị trường lao động việc làm đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ ở nước ta.

Dự báo nhu cầu lao động nói chung sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm, ước đạt từ 800-900 nghìn người, trong đó nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đa số ước tính là khoảng 550-660 nghìn người (74%). 42% doanh nghiệp VBE500 tham gia khảo sát cũng cho biết nhu cầu tuyển dụng tăng đáng kể trong 9 tháng đầu năm 2022. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động.

Về nhu cầu của người lao động trong các doanh nghiệp VBE500, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi rõ nét trong các ưu tiên lựa chọn của người lao động về cơ hội việc làm và định hướng phát triển của bản thân.

Cần quyết sách phát triển nguồn nhân lực cao

Theo các chuyên gia, sau đại dịch Covid-19, muốn vực dậy nền kinh tế nhanh và bền vững việc thay đổi cơ cấu về nguồn nhân lực là điều rất quan trọng. Đây cũng là định hướng cho sự phát triển của về thị trường lao động lâu dài, thậm chí tầm nhìn 2045. Sự thay đổi đó chính là xây dựng nguồn nhân lực cao gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Thực hiện tốt khâu này sẽ làm tăng tiềm lực và sức mạnh của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, quyết định đến thành công của việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong bài viết “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững” của nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Thị Dung có đề cập, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ được coi là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Thực hiện tốt khâu đột phá này sẽ làm tăng tiềm lực và sức mạnh của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, quyết định đến thành công của việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành công, cần có các chính sách hợp lý. Nhà nước cần chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực một cách tổng thể, mang tính chiến lược lâu dài, nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao có cơ cấu, chất lượng hợp lý, đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.