Cụ thể, ngành Giáo dục đã linh hoạt, thích ứng tổ chức dạy – học trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Ông Vinh cũng đề cập đến tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đề nghị có giải pháp tháo gỡ, khắc phục.
Trao đổi về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội - cho biết: Qua tham khảo, các chuyên gia cho rằng cần thiết xem xét Lịch sử trở thành môn học đặc thù trong chương trình giáo dục phổ thông.
Theo ông Vinh, thời gian qua, Chính phủ rất quan tâm đến giáo dục, trong đó có khối giáo dục mầm non. Điển hình như: ngày 27/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Theo Quyết định này, đối tượng được vay vốn theo Quyết định này là cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập gồm: nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục; nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục; trường tiểu học tư thục theo quy định của pháp luật.
Vốn vay dùng để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19; mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động.
Mức vốn cho vay tối đa 80 triệu đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; tối đa 200 triệu đồng đối với trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng với mức lãi suất cho vay 3,3%/năm.