Cần quan tâm đến tâm lý lứa tuổi 15-16

GD&TĐ - Những thanh thiếu niên ở tuổi học sinh rất dễ bị kích động và cần được người lớn sát sao quan tâm.

Cần quan tâm đến tâm lý lứa tuổi 15-16

Trần Tiến Đạt - một nam học sinh Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã trèo lên trụ điện vào ngày 14/12 vừa qua và bị phóng điện khiến cơ thể bị thương đến 42%.

Theo cơ quan chức năng, lý do Đạt trèo lên cột điện xuất phát từ một lời nói đùa của bạn cùng lớp. Xét về mặt tâm lý, lứa tuổi 15, 16 là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn.

Việc làm chủ cảm xúc là rất khó, thay vào đó rất dễ bị kích động, bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh, làm liều… Và Đạt là nạn nhân của sự thay đổi tâm sinh lý này. Kết quả điều tra thực tế cũng cho thấy, có tới gần 16% các em lứa tuổi này phạm tội.

Cùng với những thay đổi về tâm lý lứa tuổi, việc các em chưa nhận thức đầy đủ về cách ứng xử, giải quyết các mối quan hệ xã hội dẫn đến những hành vi sai trái hay thậm chí làm thiệt hại và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của chính mình.

Ngoài nhà trường, sự quan tâm, giáo dục, giám sát con em mình từ phía gia đình sẽ giúp các em tránh được những hành động nông nổi, sai trái.

Theo VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.