Cần lưu ý gì trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19?

GD&TĐ - Chuyên gia y tế cho biết những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19 và nhận định rằng, những người đã khỏi bệnh, đang mắc COVID-19 phải sau 6 tháng mới được tiêm vaccine.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Những lưu ý khi tiêm vaccine

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết tại hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 toàn quốc do Bộ Y tế sáng 6/3, theo kế hoạch, những mũi vaccine đầu tiên sẽ được triển khai tại Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh vào thứ 2 tới đây - ngày 8/3.

Đối với cán bộ y tế, trước khi tiêm, phải trao đổi với người được tiêm, hỏi rõ về tiền sử bệnh tật xem họ có đang mắc các bệnh cấp tính, mạn tính phải điều trị hay không; có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ hay không... 

Đối với mũi tiêm thứ 2, phải hỏi người được tiêm có biểu hiện phản ứng trầm trọng của làn trước đó không để tạm hoãn tiêm hoặc hướng dẫn cụ thể.

PGS.TS Dương Thị Hồng thông tin, trong buổi tiêm chủng, cần thực hành đúng theo hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi tiêm là mũi tiêm bắp, cán bộ y tế không được lắc lọ vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng vaccine tốt nhất cho mũi tiêm.

Trong quá trình tiêm, phải đảm bảo an toàn các quy tắc phòng chống dịch để vừa tiêm chủng vừa thực hiện giãn cách xã hội phòng lây nhiễm COVID-19.

Vaccine sẽ sử dụng là vaccine AstraZeneca đã được Tổ chức Y tế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Cập nhật đến 25/2/2021, vaccine này đã được 25 quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng, trong đó có Việt Nam. Vaccine này tiêm bắp cho người từ 18 tuổi trở lên và không có độ tuổi giới hạn trên.

Sau khi tiêm chủng có thể xảy ra các phản ứng. Cụ thể, phổ biến nhất (trên 10%) là các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau nóng tại vị trí tiêm ngừa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (phổ biến là sốt nhẹ, trên 38 độ C), ớn lạnh… Ngoài ra, có từ 1 – dưới 10% số người tiêm có biểu hiện sưng và đỏ tại vị trí tiêm.

Giống như vaccine khác đã sử dụng nhiều năm, vaccine phòng COVID-19 khi đưa vào cơ thể có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Một số người có thể phản ứng chậm (mẫn muộn) sau tiêm nhưng hiện nay chưa ghi nhận số liệu từ các tổ chức quốc tế về vấn đề này cũng như các tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine.

Đo đó, đối với người đến tiêm chủng và cán bộ y tế, thời điểm chờ đợi được khám sàng lọc, phải đảm bảo khoảng cách, sau khi tiêm, phải ở lại trạm y tế, cơ sở tiêm chủng 30 phút.

Trong quá trình tiêm chủng, luôn phải có cán bộ y tế theo dõi sức khỏe người được tiêm. Sau tiêm, người tiêm chủng phải ở lại 30 phút để theo dõi sức khỏe và báo cáo các dấu hiệu bất thường ngay với cán bộ y tế.

Các trường hợp sốc phản vệ không chỉ xuất hiện trong 30 phút sau tiêm, mà có thể phản ứng muộn trong ngày đầu tiêm, do đó, người được tiêm chủng cần hết sức lưu ý nếu có các biểu hiện khó chịu, bứt rút hay là vã mồi hôi, ớn lạnh... hãy liên hệ cơ sở y tế và được xử trí. Các đối tượng được tiêm lần này là trên 18 tuổi nên chúng tôi hy vọng việc tuân thủ, theo dõi phản ứng sau tiêm tốt nhất.

Những người đã khỏi bệnh, đang mắc COVID-19 phải sau 6 tháng mới được tiêm vaccine

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, với các trường hợp nhiễm và khỏi COVID-19 thì phải sau 6 tháng mới được tiêm vaccine. Những trường hợp này, cơ thể họ đã có một ít kháng thể ở trong người để phòng bệnh.

Trong bối cảnh hiện nay và chỉ dẫn của nhà sản xuất, vaccine sẽ được ưu tiên tiêm cho các đối tượng chưa phơi nhiễm COVID-19.

Những trường hợp không được tiêm là những chống chỉ định của vaccine, cụ thể: người dị ứng với thành phần của vaccine, có phản ứng nặng trầm trọng với mũi tiêm trước, những người được cán bộ y tế xác định chưa đủ điều kiện tiêm chủng như mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang điều trị các miễn dịch, hóa trị... sẽ phải tạm hoãn tiêm chủng.

Bộ Y tế yêu cầu cán bộ y tế các tuyến, khuyến cáo điểm tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh bảo quản… đảm bảo yêu cầu. Điểm tiêm chủng phải có hộp chống sốc. Bộ Y tế đã có hướng dẫn đầy đủ phác đồ phòng chống sốc cho người lớn.

PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý các cơ sở tiêm chủng tổ chức dưới 100 đối tượng tiêm chủng/điểm/buổi trong giai đoạn đầu để đảm bảo an toàn. Khám sàng lọc COVID-19, với người sốt, ho, khó thở chủ động không đến tiêm chủng. Các cơ sở cần thông báo cho những người thuộc đối tượng tiêm chủng về vấn đề này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chính trị gia người Ba Lan, Grzegorz Braun.

Nghị sĩ Ba Lan chỉ trích EU hiếu chiến

GD&TĐ -Một nghị sĩ Ba Lan đã cáo buộc các nghị sĩ khác cố kéo EU vào một cuộc chiến tranh do chính sách thù địch của họ đối với một số quốc gia.

Học sinh hư sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và tinh thần giáo viên.

Giáo viên bỏ nghề vì... học sinh hư

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều giáo viên trên thế giới bỏ nghề, các báo cáo chỉ ra lý do chính nằm ở việc thầy cô phải đối phó với học sinh ngày càng khó dạy.