Cận cảnh cảng tàu khách Hòn Gai Vinashin thành điểm ăn nhậu

GD&TĐ - Cảng tàu khách Hòn Gai Vinashin (TP Hạ Long, Quảng Ninh) là nơi đón khách du lịch, nhưng lại mọc lên các quán nhậu, nhà hàng xây dựng trái phép.

Cận cảnh cảng tàu khách Hòn Gai Vinashin thành điểm ăn nhậu
Cảng tàu khách Hòn Gai Vinashin có tổng diện tích 19.300m2, gồm cả mặt nước và công trình cầu. Cảng nằm ở ven đường bao biển thuộc phường Hồng Gai, TP Hạ Long. Cảng tàu khách này là nơi đón khách du lịch tham quan vịnh. Tuy nhiên thay vì đón khách du lịch, đơn vị quản lý Cảng tàu khách Hòn Gai Vinashin đã tự ý cho các đơn vị, cá nhân thuê để biến nơi đây thành các quán nhậu, nhà hàng, bi-a… Tình trạng này diễn ra suốt thời gian dài nhưng không bị xử lý.

Cảng tàu khách Hòn Gai Vinashin có tổng diện tích 19.300m2, gồm cả mặt nước và công trình cầu. Cảng nằm ở ven đường bao biển thuộc phường Hồng Gai, TP Hạ Long. Cảng tàu khách này là nơi đón khách du lịch tham quan vịnh.

Tuy nhiên thay vì đón khách du lịch, đơn vị quản lý Cảng tàu khách Hòn Gai Vinashin đã tự ý cho các đơn vị, cá nhân thuê để biến nơi đây thành các quán nhậu, nhà hàng, bi-a… Tình trạng này diễn ra suốt thời gian dài nhưng không bị xử lý.

Chính quyền địa phương cho biết, cảng này trước đây của Công ty Tuyển than Hòn Gai. Toàn bộ than trong các mỏ than ở Hà Lầm, Hà Tu, Hà Phong đi theo đường sắt để đổ lên tàu. Năm 2016, Công ty Cảng Hòn Gai Vinashin nhận lại mặt bằng từ Công ty Tuyển than Hòn Gai. Tại mặt bằng này đã có một số hạng mục công trình như toàn bộ sân bê tông, trạm điện và công trình nhà cấp bốn. Sau khi nhận mặt bằng, Công ty Cảng Hòn Gai Vinashin đã xây dựng hàng loạt công trình trái phép như: nhà ga, cầu cảng, trạm điện… để phục vụ làm cảng đón khách du lịch. Tuy nhiên cảng này hoạt động không hiệu quả và gần như tạm dừng không hoạt động. Sau đó công ty này cho một số đơn vị cá nhân thuê lại các công trình để kinh doanh. Các công trình do Vinashin đầu tư rồi cho thuê để kinh doanh như: Siêu thị điện máy HC của Công ty TNHH Thương mại VHC (VHC), bia Tâm Hưng, bia Biển Chiều, cháo Chã, bia Khải Hương. Đây vốn là nhà ga, cầu cảng… Đây là các công trình xây dựng trái phép được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Đối với cá nhân thuê mặt bằng sau đó xây dựng công trình trái phép gồm có: Nhà hàng cơm nhà 1982 và quán bia Việt Hùng.

Chính quyền địa phương cho biết, cảng này trước đây của Công ty Tuyển than Hòn Gai. Toàn bộ than trong các mỏ than ở Hà Lầm, Hà Tu, Hà Phong đi theo đường sắt để đổ lên tàu.

Năm 2016, Công ty Cảng Hòn Gai Vinashin nhận lại mặt bằng từ Công ty Tuyển than Hòn Gai. Tại mặt bằng này đã có một số hạng mục công trình như toàn bộ sân bê tông, trạm điện và công trình nhà cấp bốn.

Sau khi nhận mặt bằng, Công ty Cảng Hòn Gai Vinashin đã xây dựng hàng loạt công trình trái phép như: nhà ga, cầu cảng, trạm điện… để phục vụ làm cảng đón khách du lịch. Tuy nhiên cảng này hoạt động không hiệu quả và gần như tạm dừng không hoạt động. Sau đó công ty này cho một số đơn vị cá nhân thuê lại các công trình để kinh doanh.

Các công trình do Vinashin đầu tư rồi cho thuê để kinh doanh như: Siêu thị điện máy HC của Công ty TNHH Thương mại VHC (VHC), bia Tâm Hưng, bia Biển Chiều, cháo Chã, bia Khải Hương. Đây vốn là nhà ga, cầu cảng… Đây là các công trình xây dựng trái phép được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.

Đối với cá nhân thuê mặt bằng sau đó xây dựng công trình trái phép gồm có: Nhà hàng cơm nhà 1982 và quán bia Việt Hùng.

Phần ngoài mặt đường của cảng dài hơn 200m có ba đơn vị thuê để kinh doanh là Nhà hàng cơm nhà 1982, quán bia Khải Hương, Siêu thị điện máy HC. Đây là ba đơn vị có diện tích công trình trái phép lớn nhất.

Phần ngoài mặt đường của cảng dài hơn 200m có ba đơn vị thuê để kinh doanh là Nhà hàng cơm nhà 1982, quán bia Khải Hương, Siêu thị điện máy HC. Đây là ba đơn vị có diện tích công trình trái phép lớn nhất.

Nhà hàng cơm nhà 1982 rộng hàng trăm m2, được làm hai tầng. Đây là công trình trái phép được xây dựng từ đầu năm 2021.

Nhà hàng cơm nhà 1982 rộng hàng trăm m2, được làm hai tầng. Đây là công trình trái phép được xây dựng từ đầu năm 2021.

Quán bia Khải Hương nằm ở mặt đường chính, đi vào bên trong là cầu cảng.

Quán bia Khải Hương nằm ở mặt đường chính, đi vào bên trong là cầu cảng.

Riêng khu vực cầu tàu của cảng, quán bia Khải Hương xếp hàng chục bàn nhậu phục vụ khách. Quán này đã tự ý mắc đèn ở cầu tàu, kê bàn ghế cho khách nhậu ngay lối kiểm soát ra, vào.

Riêng khu vực cầu tàu của cảng, quán bia Khải Hương xếp hàng chục bàn nhậu phục vụ khách. Quán này đã tự ý mắc đèn ở cầu tàu, kê bàn ghế cho khách nhậu ngay lối kiểm soát ra, vào.

Phía bên trong cảng, hàng loạt các quán bia nằm cạnh nhau. Một số quán được xây dựng kiên cố, một số khác làm tạm bằng mái tôn.

Phía bên trong cảng, hàng loạt các quán bia nằm cạnh nhau. Một số quán được xây dựng kiên cố, một số khác làm tạm bằng mái tôn.

Tại đây cũng có nhiều tàu du lịch neo đậu. Tuy nhiên xung quanh la liệt các quán nhậu. Cảnh tượng các quán nhậu, nhà hàng hoạt động lộn xộn khiến cảng tàu rơi vào cảnh nhếch nhác, làm mất mỹ quan đô thị, phá vỡ quy hoạch của thành phố du lịch biển Hạ Long.

Tại đây cũng có nhiều tàu du lịch neo đậu. Tuy nhiên xung quanh la liệt các quán nhậu. Cảnh tượng các quán nhậu, nhà hàng hoạt động lộn xộn khiến cảng tàu rơi vào cảnh nhếch nhác, làm mất mỹ quan đô thị, phá vỡ quy hoạch của thành phố du lịch biển Hạ Long.

Bàn ghế xếp sẵn trên cảng tàu, bên cạnh là tàu du lịch.

Bàn ghế xếp sẵn trên cảng tàu, bên cạnh là tàu du lịch.

Vào mỗi buổi chiều tối, Cảng Hòn Gai Vinashin luôn tấp nập người đến đây để ăn nhậu. Tiếng cười nói, cụm ly, nhộn nhịp như một khu phố chuyên phục vụ ăn nhậu.

Vào mỗi buổi chiều tối, Cảng Hòn Gai Vinashin luôn tấp nập người đến đây để ăn nhậu. Tiếng cười nói, cụm ly, nhộn nhịp như một khu phố chuyên phục vụ ăn nhậu.

Tại khu vực bên trong bãi của cảng, xe ô tô, xe máy đỗ kín mít.

Tại khu vực bên trong bãi của cảng, xe ô tô, xe máy đỗ kín mít.

Ngày 9/9, báo Giáo dục và Thời đại đã phản ánh tình trạng trên. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, hoạt động kinh doanh ăn nhậu tại đây vẫn nhộn nhịp, dường như chưa có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Trước đó, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Hồng Gai cho biết, sẽ kiến nghị các đơn vị cấp phép kinh doanh, kiểm tra lại việc cấp phép có đúng quy định không. “Đối với hoạt động kinh doanh, UBND phường cũng đã ban hành các thông báo đối với bên cho thuê là phía vinashin phải chấm dứt hợp đồng. Thứ hai là thông báo với các hộ kinh doanh phải dừng việc kinh doanh đấy. Các trường hợp trên kinh doanh ở địa điểm không đúng với quy định của luật đất đai thì sẽ kiến nghị để thu hồi giấy phép kinh doanh. Khi đã thu hồi được giấy phép kinh doanh thì lúc đó mới có hồ sơ lập về vấn đề kinh doanh đó”, ông Cường nói.

Ngày 9/9, báo Giáo dục và Thời đại đã phản ánh tình trạng trên. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, hoạt động kinh doanh ăn nhậu tại đây vẫn nhộn nhịp, dường như chưa có sự can thiệp của cơ quan chức năng.

Trước đó, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Hồng Gai cho biết, sẽ kiến nghị các đơn vị cấp phép kinh doanh, kiểm tra lại việc cấp phép có đúng quy định không.

“Đối với hoạt động kinh doanh, UBND phường cũng đã ban hành các thông báo đối với bên cho thuê là phía vinashin phải chấm dứt hợp đồng. Thứ hai là thông báo với các hộ kinh doanh phải dừng việc kinh doanh đấy. Các trường hợp trên kinh doanh ở địa điểm không đúng với quy định của luật đất đai thì sẽ kiến nghị để thu hồi giấy phép kinh doanh. Khi đã thu hồi được giấy phép kinh doanh thì lúc đó mới có hồ sơ lập về vấn đề kinh doanh đó”, ông Cường nói.

Ông Cường cũng cho biết, các công trình do Vinashin đầu tư rồi cho thuê để kinh doanh phường đã lập hồ sơ để báo cáo thành phố ban hành xử phạt về việc cho thuê đất sai so với quy định. “Đây vốn là nhà ga, cầu cảng… được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Nếu cưỡng chế sau này họ không quyết toán được nguồn vốn này. Phường sẽ báo cáo lên thành phố và tỉnh để có hướng xử lý”, ông Cường nói. Theo ông Cường, với các trường hợp là cá nhân thuê đất rồi xây dựng công trình như: Nhà hàng cơm nhà 1982 và quán bia Việt Hùng, UBND phường đã lập hồ sơ báo cáo UBND thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời gian này đang đôn đốc để các hộ kinh doanh chấp hành quyết định. Trong quyết định gồm có phạt hành chính và khắc phục hậu quả bằng cách tự tháo dỡ công trình. Khi ban hành quyết định phạt và phường đôn đốc lần 1, lần 2 và lần 3. Nếu không chấp hành nộp tiền phạt, không chấp hành việc tháo dỡ thì sẽ báo cáo UBND thành phố để ban hành quyết định cưỡng chế.

Ông Cường cũng cho biết, các công trình do Vinashin đầu tư rồi cho thuê để kinh doanh phường đã lập hồ sơ để báo cáo thành phố ban hành xử phạt về việc cho thuê đất sai so với quy định.

“Đây vốn là nhà ga, cầu cảng… được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Nếu cưỡng chế sau này họ không quyết toán được nguồn vốn này. Phường sẽ báo cáo lên thành phố và tỉnh để có hướng xử lý”, ông Cường nói.

Theo ông Cường, với các trường hợp là cá nhân thuê đất rồi xây dựng công trình như: Nhà hàng cơm nhà 1982 và quán bia Việt Hùng, UBND phường đã lập hồ sơ báo cáo UBND thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời gian này đang đôn đốc để các hộ kinh doanh chấp hành quyết định. Trong quyết định gồm có phạt hành chính và khắc phục hậu quả bằng cách tự tháo dỡ công trình.

Khi ban hành quyết định phạt và phường đôn đốc lần 1, lần 2 và lần 3. Nếu không chấp hành nộp tiền phạt, không chấp hành việc tháo dỡ thì sẽ báo cáo UBND thành phố để ban hành quyết định cưỡng chế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ