Cần cách tiếp cận tổng thể về sức khỏe tâm thần của học sinh

GD&TĐ - Sức khỏe tâm thần của học sinh cần có cách tiếp cận tổng thể. Chúng ta cần giáo dục và can thiệp sớm.

Phiên thảo luận với chủ đề "Xây dựng tương lai: Chính sách và hành động".
Phiên thảo luận với chủ đề "Xây dựng tương lai: Chính sách và hành động".

GS.TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nêu vấn đề khi phát biểu tại Hội thảo đối thoại chính sách về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên – chiều 14/12.

Can thiệp sớm để trẻ có lối sống lành mạnh

Hội thảo do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc UNICEF tổ chức. Qua đây, tạo diễn đàn để học sinh được chia sẻ, thảo luận và đề xuất giải pháp với các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.

Ngoài phiên toàn thể, Hội thảo diễn ra 2 phiên với chủ đề: Bức tranh hiện tại: Thực trạng và thách thức (Phiên 1); Xây dựng tương lai: Chính sách và hành động (Phiên 2).

GS.TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

GS.TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

GS.TS Lê Anh Vinh Nam nhấn mạnh, sức khỏe tâm thần cần tiếp cận tổng thể. Chúng ta cần giáo dục, can thiệp sớm để trẻ có lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, giúp các con có những kế hoạch, để không vướng vào những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

“Chúng tôi chọn tên dự án là We share, có nghĩa là cùng chia sẻ và chia sẻ từ góc nhìn của chúng ta, chia sẻ về câu chuyện của chúng ta. Ở đây trẻ có thể chia sẻ về câu chuyện, với những kinh nghiệm mà mình đã vượt qua” - GS.TS Lê Anh Vinh nhấn mạnh.

Tham gia tọa đàm tại Phiên 2, Nguyễn Sinh Hùng – học sinh lớp 10 chuyên tiếng Trung, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, tác nhân gây ra ảnh hưởng sức khỏe tâm thần gồm: Môi trường sống; không gian mạng; Môi trường học đường và mối quan hệ xung quanh; gia đình.

Từ góc nhìn của người trong cuộc, Lại Khánh Linh – sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sức khỏe tâm thần.

“Chẳng hạn ở giai đoạn là học sinh, nguyên nhân xuất phát từ học tập, điểm số, kỳ vọng cá nhân và gia đình. Khi trưởng hơn, nhiều áp lực khác như: danh tính, kinh tế… cũng là tác nhân dẫn đến sức khỏe tâm thần” - Lại Khánh Linh viện dẫn.

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

“Mở đường” cho việc chuyên nghiệp hóa tư vấn học đường

Trao đổi một số giải pháp, nữ sinh chia sẻ, không để tác nhân bên ngoài tác động và không để bản thân mình bị thụ động trước tác nhân này. Ngoài ra cần chú trọng đến động lực nội tại để thúc đẩy chúng ta vượt qua áp lực. Nghĩa là, chúng ta cần chủ động đối mặt với nó để ứng phó.

Theo bà Châu Thị Minh Anh – Trưởng phòng Chăm sóc trẻ em, Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Luật Trẻ em 2016 đưa ra nhiều quyền của trẻ em. Cùng với đó, nhiều văn bản khác cũng đề đến quyền và chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ em.

Bà Châu Thị Minh Anh cho rằng, cần đẩy mạnh truyền thông chính sách đến phụ huynh, nhà trường và học sinh; trong đó cần chú trọng đến đối tượng là cha mẹ học sinh. Ngoài ra, chúng ta có thể học tập một số mô hình tiên tiến của các nước trên thế giới.

Sức khỏe tâm thần cần tiếp cận một cách tổng thể và toàn diện, TS Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT) đặt vấn đề; đồng thời cho biết, khi tham mưu về chăm sóc sức khỏe học đường, Vụ Giáo dục thể chất có gắn với sức khỏe tâm thần học sinh.

TS Nguyễn Nho Huy viện dẫn, tại Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT ngày 26/10/2023 của Bộ GD&ĐT có đưa ra 50 tiêu chí xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; trong đó có nhiều nội dung liên quan đến sức khỏe tâm thần, văn hóa học đường.

Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGDDT “Hướng dẫn về vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông”; trong đó có bổ sung 1 vị trí việc làm tư vấn học sinh.

Quy định này có thể chưa là quả “đấm thép” nhưng “mở đường” cho việc chuyên nghiệp hóa công tác tư vấn học đường; trong đó có vấn đề sức khỏe tâm. Chúng ta cần quan tâm toàn diện đến học sinh; trong đó chú trọng đến xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.

TS Nguyễn Nho Huy (ngoài cùng bên trái) chia sẻ tại Tọa đàm "Xây dựng tương lai: Chính sách và hành động".

TS Nguyễn Nho Huy (ngoài cùng bên trái) chia sẻ tại Tọa đàm "Xây dựng tương lai: Chính sách và hành động".

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, thời gian qua, vấn đề sức khỏe tâm thần và giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh, sinh viên rất được quan tâm, nhất là trong 10 năm trở lại đây. Trong đó phải kể đến các chính sách, chương trình giảng dạy, các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, khảo sát, đánh giá của các Bộ ngành, tổ chức quốc tế cho thấy, vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh đang có xu hướng gia tăng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.