Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới

GD&TĐ - Đây là một trong các yêu cầu mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra trong bài phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016 – 2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với GDTrH và GDTX, được Bộ GD&ĐT tổ chức hôm nay (29/7), tại TP Bắc Ninh.

Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới
Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 1Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 2Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 3Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 4Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 5Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 6Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 7Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 8Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 9Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 10Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới ảnh 11
Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, đại diện các Cục, Vụ, Viện của Bộ GD&ĐT; Ông Ngô Văn Liên – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo các Sở GD&ĐT, trưởng các phòng Giáo dục Trung học (GDTrH), Giáo dục Thường xuyên (GDTX) các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã tổng hợp lại những ý kiến thảo luận tại hội nghị về những công tác đã đạt được trong năm học vừa qua và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của GDTrH và GDTX.

Tự bồi dưỡng, nâng chuẩn để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới

Phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh và đi sâu phân tích những nhiệm vụ của GDTrH và GDTX trong nhóm 9 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp cơ bản trong năm học 2017 – 2018; Đồng thời yêu cầu các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT phối hợp chặt chẽ cùng với các địa phương nhằm tập trung trí tuệ tập thể để cùng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học:

Về quy hoạch mạng lưới trường lớp, ở bậc học phổ thông, Bộ trưởng cho biết, trước mắt chưa có nhiều biến động nhưng những năm học tiếp theo, khi đưa CTGDPT mới sẽ có nhiều biến động trong quy mô, mạng lưới; theo hướng dạy học phân hóa cao ở THPT, số trường THPT sẽ có sự thay đổi, các môn học và giáo viên bộ môn cũng sẽ nhiều thay đổi. Các địa phương sẽ phải căn cứ vào chuẩn, quy chuẩn của Bộ để rà soát, sắp xếp lại mạng lưới, kéo theo là đội ngũ giáo viên, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của GDPT trong những năm tới đây.

Về phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, Bộ trưởng nhấn mạnh: đây là công tác được Bộ GD&ĐT quan tâm đặc biệt; Khi mục tiêu giáo dục thay đổi, phương pháp dạy học thay đổi, năng lực đội ngũ cũng phải thay đổi theo để đáp ứng. Hiện Bộ đang xây dựng các bộ chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn cán bộ quản lý cấp phòng GD&ĐT và cấp Sở; Các bộ chuẩn này sẽ là những tiêu chuẩn cụ thể, có tính định lượng, đo đếm được, chương trình bồi dưỡng có thể tự học được; các thầy, cô sẽ phải tự soi vào đấy để tự học và đạt chuẩn. Hàng năm sẽ có kế hoạch sàng lọc giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn, quy chuẩn; Địa phương sẽ đưa ra tiêu chuẩn cụ thể ở từng vị trí cụ thể để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên.

Về công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, Bộ sẽ giao cho các trường sư phạm, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế nội dung, chương trình bồi dưỡng; phối hợp chặt chẽ với các Sở làm việc này một cách khoa học; Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đưa ra yêu cầu: nội dung tập huấn mới phải dễ hiểu, dễ tiếp thu để giáo viên dễ tham gia, có thể vừa đảm bảo thời gian đứng lớp, giảng dạy vừa tham gia khóa, bồi dưỡng, tập huấn.

Quyết liệt tinh giảm các cuộc thi

Về nhiệm vụ tinh giảm các cuộc thi, Bộ trưởng cho rằng: đã đến lúc ngành phải làm việc này một cách quyết liệt; Ngay cả các cuộc thi Bộ GD&ĐT cho phép cũng phải xem xét lại quy trình, cách thức tổ chức để giảm nhẹ, tinh gọn. Các cuộc thi không phù hợp với chuyên môn phải được mạnh dạn cắt bỏ. Tiến tới đây, Bộ sẽ có chỉ thị riêng cho công tác này; Đồng thời với đó là Bộ sẽ kiểm tra các địa phương trong triển khai thực hiện, không để các cuộc thi gây bức xúc trong phụ huynh học sinh và dư luận xã hội như trong thời gian qua.

Một công tác khác có liên quan là hội thi giáo viên giỏi; Theo Bộ trưởng, trong công tác này, có những chỗ, những nơi thực hiện không đúng theo tinh thần của Bộ đưa ra; Hội thi giáo viên giỏi được tổ chức nhằm ghi nhận những giáo viên giỏi thực sự. Tuy nhiên có chỗ, có nơi lại đưa ra yêu cầu bắt buộc đăng kí, tạo áp lực cho giáo viên, do vậy phải xem xét lại cách thức tổ chức để thi giáo viên giỏi phải thực sự là sân chơi cho giáo viên thi tay nghề.

Trong công tác tuyển sinh đầu cấp, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phải rà soát, tổ chức lại. Cho rằng công tác này hiện nay đang là thực trạng nhức nhối ở các địa phương, Bộ trưởng đề nghị các Cục, Vụ chuyên môn của Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục để các kỳ tuyển sinh đầu cấp trở nên nhẹ nhàng, việc dạy và học trong nhà trường các cấp cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Về kỳ thi THPT quốc gia, Bộ trưởng khẳng định: Bộ đang hướng đến một kỳ thi ổn định có sự chung sức của các địa phương, các ngành cùng tổ chức thành công kỳ thi; do vậy các thầy, cô giáo phải chủ động hơn nữa tuyên truyền cho kỳ thi đến phụ huynh học sinh và các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Bộ sẽ tính đến việc tăng độ phân hóa, tính đến các yếu tố kỹ thuật để kỳ thi THPT quốc gia được hoàn thiện hơn, nhẹ nhàng hơn theo các năm.

Bộ trưởng cũng lưu ý, theo hướng đó công tác thi, kiểm tra học kỳ cũng phải được tiến hành nhẹ nhàng; Công tác khảo thí ở các địa phương phải được thực hiện theo chuẩn mực, có thể với hình thức này hay hình thức khác nhưng phải đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và các quy định, hướng dẫn trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh mà Bộ đã đưa ra.

Quản lý dạy thêm, học thêm đi vào nền nếp

Về vấn đề dạy thêm học thêm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: chúng ta phải thừa nhận đây là một nhu cầu chính đáng; nhưng trong công tác quản lý, các địa phương không được để tình trạng dạy thêm, học thêm một cách tràn lan; Phải tuyệt đối cấm dưới mọi hình thức đưa nội dung dạy học chính dạy trong những buổi dạy thêm, những buổi dạy chính trên lớp lại dạy những phần học thêm… Bộ trưởng cho biết: Bộ đang chỉnh sửa Thông tư 17 điều chỉnh về công tác dạy thêm, học thêm để công tác này đi vào nền nếp hơn trong những năm học tới.

Về nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, hiện nay cả nước có 10 cơ sở khảo sát và bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ. Bộ GD&ĐT đang xây dựng thông tư điều chỉnh công tác này; Trên tinh thần là cơ sở, đơn vị nào đáp ứng được những quy định thì được phép cung cấp dịch vụ khảo sát năng lực, cấp chứng chỉ ngoại ngữ. Giáo viên có thể tự lựa chọn trong số rất nhiều đơn vị khảo sát, cấp chỉ để nâng cao trình độ ngoại ngữ. Bộ cũng muốn mở rộng hơn công tác này để các cơ sở nước ngoài tham gia khảo sát, cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã nhấn mạnh, năm học này, GDTrH, GDTX phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, tâm lý học đường cho học sinh; Không để tình trạng học sinh đánh nhau, vi phạm kỷ cương trường lớp, thậm chí là vi phạm pháp luật vì thiếu kỹ năng trong các vấn đề này; Đồng thời các Sở GD&ĐT phải chú trọng hơn nữa về công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các nhà trường phổ thông…

Chú trọng công tác tham mưu để TTGDTX phát triển mạnh trở lại

Với GDTX, Bộ trưởng nhấn mạnh đến công tác tham mưu cho chính quyền địa phương chú trọng mảng công tác này, nhưng hiện nay nhiều địa phương lại xem nhẹ, do vậy mảng GDTX rất mờ nhạt, không phát huy được vai trò. Trong khi đó, cộng đồng học tập, phong trào học tập suốt đời là những công tác rất quan trọng, có đối tượng đa dạng. Chính vì vậy, bộ phận GDTX trong các Sở GD&ĐT hiện nay phải tham mưu làm sao để chính quyền địa phương quan tâm đúng mức hơn, nhằm cùng với GDPT, các TTGDTX phải dành những điều kiện tốt nhất để mọi người được học tập suốt đời.

Tiếp đó là chương trình và giáo viên, trong các TTGDTX hiện nay, ngoài hệ bổ túc ra thì mảng công tác GDTX không phát triển được; chương trình dạy học, tài liệu, đội ngũ giáo viên rất thiếu thốn. Do vậy, Bộ trưởng yêu cầu các Sở GD&ĐT phải chú trọng lại công tác này, phân công đội ngũ từ GDPT để vực dậy các TTGDTX phát triển trở lại đúng như chức năng, vai trò vốn có…

Cuối cùng, Bộ trưởng nhấn mạnh, trong năm học tới và những năm học tiếp theo, Bộ tiếp tục ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ năm học với 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp thực hiện. Các địa phương trong cả nước, từng địa phương cụ thể căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của địa phương để tập trung thực hiện, có những giải pháp chiến lược, căn cơ trên cơ sở những giải pháp chung Bộ đưa ra để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, tạo nên chất lượng giáo dục của riêng mình, nhưng phải đảm bảo chất lượng tối thiểu Bộ đưa ra.

Bộ trưởng tin tưởng rằng, những thành tựu giáo dục nổi bật mà GDTrH và GDTX đã đạt được trong năm vừa qua sẽ là những tiền đề quan trọng để triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới 2017 – 2018 và những năm học tiếp theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ