Campuchia đổi kế hoạch phát sóng khiến người hâm mộ thất vọng

GD&TĐ -  Ban tổ chức Campuchia bất ngờ thay đổi kế hoạch sản xuất và phát sóng SEA Games khiến người hâm mộ khu vực thất vọng.

Kế hoạch sản xuất và phát sóng SEA Games có nhiều thay đổi so với dự kiến.
Kế hoạch sản xuất và phát sóng SEA Games có nhiều thay đổi so với dự kiến.

Trước thềm SEA Games 32 diễn ra, nước chủ nhà Campuchia cho biết sẽ tổ chức sản xuất và phát sóng 16 trên tổng số 37 bộ môn, bao gồm những nội dung thi đấu trọng điểm.

Các bộ môn được phát sóng bao gồm điền kinh; thể thao dưới nước (bơi, nhảy cầu); bóng đá (nam, nữ); bi sắt; bóng rổ; bóng chuyền; cầu lông; võ kun khmer; cầu mây; karate; taekwondo; bóng rổ, pencak silat; hockey; bóng bàn; thể thao điện tử.

Dẫu vậy, khi SEA Games 32 khởi tranh được ít ngày, BTC Campuchia bất ngờ thay đổi kế hoạch sản xuất và phát sóng khiến người hâm mộ khu vực gặp khó trong việc theo dõi.

Theo đó, bóng rổ là một trong 16 môn được truyền hình trực tiếp, nhưng Campuchia đã quyết định không tổ chức sản xuất và phát sóng nội dung bóng rổ 3x3 - nội dung mà Việt Nam giành tấm HCV lịch sử ở bóng rổ nữ.

Đến nội dung bóng rổ 5x5, BTC SEA Games 32 cũng chỉ truyền hình trực tiếp các trận đấu của chủ nhà và không sản xuất và cung cấp tín hiệu các trận đấu của những đội tuyển khác.

Trước sự thay đổi này, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và một số kênh truyền thông lớn về bóng rổ đã phải cất công mang nhân lực và thiết bị sang tận Campuchia để phát sóng trực tiếp các trận đấu của đội tuyển bóng rổ Việt Nam.

Trước đó, Thủ tướng Hun Sen yêu cầu đài truyền hình quốc gia Campuchia phát trực tiếp tất cả trận bóng đá SEA Games 32, nếu không sẽ cách chức Tổng Giám đốc.

Thủ tướng Hun Sen cũng phê bình Bộ trưởng Thông tin Campuchia Khieu Kanharith và Ban Giám đốc TVK liên quan tới việc không phát sóng trực tiếp tất cả trận đấu.

Liền sau đó, ông Meas Sophor - phát ngôn viên Bộ Thông tin Campuchia, sau đó ra quyết định sẽ phát sóng tất cả trận đấu trong khuôn khổ SEA Games 32.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.