Cảm ơn Báo Giáo dục và Thời đại đã tạo ra cuộc thi đầy ý nghĩa

GD&TĐ - Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nền tảng đạo đức của một xã hội văn minh.

Sự lan tỏa của cuộc thi Tri ân thầy cô (Ảnh cắt từ video dự thi)
Sự lan tỏa của cuộc thi Tri ân thầy cô (Ảnh cắt từ video dự thi)

Ngày nay, trường học thân thiện, trường học hạnh phúc…  là tiêu chí mà giáo dục đang không ngừng hướng tới. Các giáo viên ngày càng nỗ lực hoàn thiện mình để hòa nhịp với những đổi thay của cuộc sống, với sự đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển theo hướng tích cực, toàn diện về phẩm chất và năng lực.

Lễ phát động cuộc thi tri ân thầy cô
Lễ phát động cuộc thi tri ân thầy cô

 Khi những tác động ngày càng mạnh mẽ của rất nhiều luồng văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến sự thay đổi của đạo đức học sinh, kể cả tích cực và tiêu cực. Một trong những điều đó phải kể đến là sự “chế ngự” của mạng xã hội – một món ăn nhiều vị, nhiều hương đang ngày đêm phát triển đến mức chóng mặt.

Những người biết khai thác mạng xã hội tích cực có cả một thế giới hiện đại của sự yêu thương, lan tỏa, kết nối chỉ trong một vài giây. Cuộc thi dựng Video Tri ân thầy cô do báo Văn phòng báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung bộ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tổ chức vào tháng 9/2021 là một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc hướng về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cuộc thi đã được thực hiện trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Yotube, Titok… thu hút đông đảo các học sinh THPT trên địa bàn toàn tỉnh tham gia.

Sau 1 tháng triển khai, cuộc thi đã thu hút 196 video (Ảnh cắt từ video dự thi)
Sau 1 tháng triển khai, cuộc thi đã thu hút 196 video (Ảnh cắt từ video dự thi)

Sau 1 tháng triển khai, cuộc thi đã thu hút 196 video từ các tác giả, nhóm tác giả từ 30 trường THPT tại địa bàn Hà Tĩnh gửi về cho Ban Tổ chức.  Sau chấm sơ khảo, BTC đã lựa chọn 34 tác phẩm chất lượng nhất tham gia vòng Chung khảo.

34 tác phẩm được lựa chọn vào vòng chung khảo đều là những video clip chất lượng, có chiều sâu về nội dung và được thể hiện bằng những cảnh quay, hình ảnh đẹp mắt, công phu và hấp dẫn, sáng tạo, thể hiện lòng biết ơn với các thầy cô giáo. Đây là những thước phim ngắn mang đậm tình thầy trò, tình bạn bè dưới mái trường yêu quý và sự dìu dắt của các thầy cô qua những năm tháng thanh xuân. Những thước phim được dàn dựng bằng sự sáng tạo, thông minh, tinh tế của các em học sinh thời @ đã thực sự chạm đến trái tim không chỉ những người đứng trên bục giảng.

Khi những video đầu tiên được BTC bấm nút đăng tải lên mạng xã hội là khi truyền thống tôn sư trọng đạolại một lần nữa được chắp cánh mạnh mẽ. Là khi những thông điệp về yêu thương, nhân ái, về các tấm gương vượt khó học tập được hiện lên sống động.

Các Video do chính các học sinh thực hiện (Ảnh cắt từ video dự thi)
Các Video do chính các học sinh thực hiện (Ảnh cắt từ video dự thi)

Tại huyện Lộc Hà, sau khi video của một ngôi trường được Ban tổ chức đang tải trên Fanpage, một học trò của nhà trường nhận ra người giáo viên cũ của mình trong đoạn clip đã vô cùng xúc động. Người học trò cũ đã gửi tặng thầy giáo của mình 30 triệu đỗng như một món quà nhỏ tri ân thầy những năm tháng đã dạy dỗ….

Các video được làm từ trái tim chân thành của các học sinh gửi đến những “người lái đò thầm lặng”, đó là lời cảm ơn đến những người không quản khó khăn vẫn miệt mài gieo những mầm xanh cho đời. Bởi vậy, các video đã có sức lay động và lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm, đồng cảm của không chỉ địa bàn Hà Tĩnh.

Tin rằng, thành công của cuộc thi không chỉ là những video chất lượng, những giải thưởng mà Ban Tổ chức trao tặng mà đó chính là cuộc thi dành cho sự Tri ân. Sự tri ân không chỉ của học sinh mà của toàn xã hội dành cho nghề giáo. Những ai đã – đang và sẽ theo nghiệp trồng người sẽ cảm thấy ấm áp khi cảm nhận được những giá trị đích thực mà cuộc thi mang lại. Những giọt nước mắt rơi vì hạnh phúc, vì xúc động từ trái tim ấm nóng của người xem báo hiệu sự thành công rực rỡ của cuộc thi Tri ân thầy cô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.