Neha Kumari đang cạo dâu cho một khách hàng.
Jyoti Kumari, 18 tuổi và em gái 16 tuổi của cô, Neha, đã tiếp quản tiệm cắt tóc của cha họ ở làng Uttar Pradesh sau khi ông bị bệnh vào năm 2014. Cửa hàng này ban đầu đóng cửa nhưng sau đó 2 cô gái đã cố gắng tự duy trì kinh doanh vì đây là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình.
Khách hàng khi đó thể hiện thái độ nghi ngờ về việc cắt tóc và tỉa ria mép của 2 cô gái trẻ, trong khi những người khác cư xử không đứng đắn với họ, Jyoti cho biết.
“Vì vậy, chúng tôi quyết định thay đổi ngoại hình và trang phục để không ai có thể nhận ra giới tính của mình”, cô gái nói.
Hai cô gái đã cắt tóc ngắn, đeo kiểu vòng tay mà đàn ông hay đeo và xưng tên là Deepak và Raju. Trong làng có khoảng 100 ngôi nhà và hầu hết người dân ở đó đều biết danh tính thực sự của họ. Tuy nhiên, trong vài năm tới, khách hàng từ những làng khác sẽ đến cắt tóc và họ không biết chúng tôi là ai, Neha nói.
Hai chị em kiếm được ít nhất 400 rupee (khoảng 130.000 đồng) mỗi ngày từ việc cắt tóc, đủ để chi trả cho việc điều trị của cha họ và hỗ trợ gia đình.
“Chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều rắc rối khi bắt đầu công việc vào năm 2014. Người trong làng chế giễu chúng tôi nhưng chúng tôi phớt lờ họ và chỉ tập trung vào công việc, vì chúng tôi không có lựa chọn nào khác”. Neha nói.
Để tiếp tục việc học, hai cô gái mở cửa hàng vào buổi chiều. Jyoti hiện đã tốt nghiệp còn Neha vẫn đang đi học.
Nhiều năm trôi qua, họ dần tiết lộ danh tính thực sự của mình cho khách hàng. “Bây giờ chúng tôi đã có đủ tự tin và không cảm thấy e dè nữa”, Neha nói.
Hai cô gái cũng bắt đầu nuôi lại tóc dài.
Sau khi một nhà báo từ thành phố Gorakhpur gần đó đăng câu chuyện về hai chị em trên một tờ báo tiếng Hindi tuần này, họ đã được các quan chức chính phủ vinh danh.
Abhishek Pandey, một quan chức cho biết, đây là một câu chuyện tuyệt vời về cách con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống. “Họ đã truyền cảm hứng cho xã hội và câu chuyện này phải được kể cho công chúng”, Pandey nói.