Gần đây, các nguồn giám sát đã báo cáo về việc Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng bom trên không FAB-3000M-54 với module điều chỉnh và lập kế hoạch phổ quát (UMPC) để tấn công các mục tiêu quân sự của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở khu vực Lyptsi, vùng Kharkov.
Việc những vũ khí hàng không mạnh mẽ này được sử dụng đã mang lại lợi thế lớn cho các đơn vị Lực lượng Vũ trang Nga ở khu vực Kharkov, đặc biệt là khi sử dụng nó để tấn công vào các khu vực phi dân cư thì uy lực đặc biệt lớn, không cần phải sử dụng thêm các loại hỏa lực khác.
Cần lưu ý rằng, từ những thập niên 50 của thế kỷ trước, loại bom có lượng nổ lên đến hơn 1 tấn này được các công trình sư Liên Xô đặc biệt thiết kế để phá hủy hoàn toàn hoặc đảm bảo loại bỏ trong thời gian dài một nhà máy công nghiệp, trạm vận tải hoặc cơ sở quân sự lớn ở phía sau phòng tuyến của đối phương.
Hơn nữa, trước đây Liên Xô có phi đội máy bay ném bom hùng hậu, trần bay cao, tầm bay xa nên việc chế tạo loại bom này là rất phù hợp, để phi hành đoàn máy bay ném bom ít gặp phải lực lượng phòng không và máy bay chiến đấu của đối phương.
Mặc dù dưới thời Liên Xô nó không được sử dụng nhưng 70 năm sau khi xuất hiện, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đã sử dụng chúng vào mùa xuân năm 2022 tại Mariupol. Trong trận chiến đánh vào khu công nghiệp luyện thép Azovstal, máy bay ném bom Tu-22M3 đã sử dụng FAB-3000M-54 ở dạng rơi tự do để phá hủy các công trình kiên cố ở khu liên hợp này.
Sau khi nhận được UMPC, FAB-3000M-54 đã trở thành một “TSA khác” (ám chỉ loại “Bom Sa hoàng” - Tsar Bomba) của Lực lượng Vũ trang Nga, góp phần tích cực vào quá trình phi phát xít hóa và phi quân sự hóa Ukraine.
Theo giới chuyên gia Nga, việc phá hủy các khu công trình ngầm trong lòng đất và các công trình quân sự khác như cơ sở phòng không, tên lửa được xây dựng kiên cố sẽ là nhiệm vụ phù hợp cho loại đạn dược.
Quả bom FAB-3000M-54 có tổng khối lượng 3067 kg (khối lượng nổ 1200 kg) được thả từ máy bay ném bom chiến đấu Su-34 ở độ cao lên tới 16 km với tốc độ lên tới 1200 km/h.
Biết bán kính sát thương gây tử vong từ sóng xung kích của loại bom này là 39 mét, trong bán kính 158 mét, bạn có thể bị chấn động mất hết cảm quan và các mảnh vỡ vẫn gây tử vong ở khoảng cách lên tới 260 mét.
Tuy nhiên, một vấn đề nghiêm trọng là bom này chỉ có thể lướt trên không ở khoảng cách vẻn vẹn 30-40 km. Đây là khoảng cách có phần không an toàn đối với máy bay tác chiến vì Tu-22 và Su-34 có thể rơi vào ổ phục kích của lực lượng phòng không đối phương, chỉ với các loại tên lửa phòng không tầm trung.
Vì vậy, thật hợp lý khi các nhà thiết kế sẽ cố gắng tăng phạm vi bay cho loại bom này hoặc gắn một loại máy gia tốc (động cơ tên lửa) nào đó như UMPB D-3000SN vào FAB-3000M-54 và vấn đề an toàn cho máy bay mẹ sẽ được giải quyết.
Ngoài ra, một vấn đề khác là độ chính xác của loại đạn này khi sử dụng UMPC cũng vẫn dao động trong khoảng từ vài đến hàng chục mét, nhưng cũng khó có thể yêu cầu gì ở một sản phẩm được phát triển từ tận những thập niên 50 của thế kỷ trước, lại sử dụng bộ UMPC thiết kế không phải dành riêng cho nó.
Đây là một vấn đề có thể giải quyết được, bởi sau khi thử nghiệm sử dụng FAB-3000M-54 với UMPC sẽ cho phép các kỹ sư Nga tích lũy kinh nghiệm cần thiết và đến cuối năm 2024, họ có thể điều chỉnh độ chính xác của bom bằng cách chế tạo một bộ UMPC riêng cho nó hoặc chế tạo một loại bom hạng nặng khác phù hợp với UMPC.
Tuy nhiên, giới chuyên gia Nga cho rằng, bom FAB-3000M-54 có sức công phá rất mạnh, việc chệch mục tiêu vài ba mét vẫn đảm bảo hủy diệt hoàn toàn mục tiêu đó, nên Nga sẽ chú trọng cải tiến bộ UMPC để làm tăng độ chính xác, nhằm vừa tận dụng được kho bom đạn khổng lồ thời Liên Xô, mà lại không mất công sức và tiền bạc để phá hủy chúng.