Cải thiện chỉ số nguồn nhân lực

GD&TĐ - Chỉ số nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong nhiều chỉ số về phát triển, là 1 trong 3 nhóm chỉ số thành phần của chỉ số Chính phủ điện tử.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo.

Chiều 21/12, Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực (Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh) tổ chức hội thảo “Chỉ số nguồn nhân lực – HCI và các giải pháp cải thiện”.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc – nhấn mạnh, Chỉ số nguồn nhân lực của mỗi quốc gia cho thấy, những thành tựu, cơ hội chỉ ra những yếu kém, thách thức trong quá trình phát triển con người của mỗi giai đoạn khác nhau.

HCI gồm 4 chỉ báo thành phần, gồm: Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết; Tỷ lệ nhập học chung; Số năm đi học kỳ vọng; Số năm học bình quân.

Bộ GD&ĐT được giao trách nhiệm tính toán, công bố chỉ số nguồn nhân lực HCI và thực hiện các giải pháp để cải thiện chỉ số này. Qua đó, góp phần cải thiện chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc tế.

HCI là chỉ số được sự quan tâm rất lớn từ Liên Hợp Quốc. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành cũng rất quan tâm. Do đó, số liệu cần cập nhật kịp thời, đúng thực tế sẽ tốt hơn.

Các đơn vị liên quan tiếp tục cải thiện trong thời gian sắp tới. Đồng thời, tiếp thu các ý kiến để cải thiện kịp thời. Mặt khác, tiếp tục cập nhật số liệu, rà soát lại các thống kê về giáo dục để bảo đảm theo thông lệ quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội thảo.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội thảo.

Về mặt tác nghiệp, cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đo lường trong nước và quốc tế, giải quyết các vấn đề liên quan của chỉ số HCI. Vấn đề sẽ rộng hơn, làm cơ sở để tiếp tục mở rộng nghiên cứu.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, giáo dục Việt Nam đang phát triển theo hướng toàn diện. Mục tiêu tổng quát là phát triển toàn diện con người Việt Nam, nhằm phát huy tối đa khả năng, tiềm năng, khả năng sáng tạo và năng lực riêng. Đây là cách tiếp cận nội dung chính trong chiến lược về chất lượng giáo dục theo định hướng của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo.

Toàn bộ hệ thống quyết tâm phát triển giáo dục với chất lượng nguồn nhân lực cao, nhằm đưa Việt Nam thành công trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tiến đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng), Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đồng thời, xác định tầm nhìn đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước) trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong đó, giáo dục phải phát triển song hành với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

HCI có ý nghĩa quan trọng trong nhiều chỉ số về phát triển. HCI là một trong ba nhóm chỉ số thành phần của chỉ số Chính phủ điện tử. Nhìn từ góc độ quốc tế, HCI giúp con người nhận ra tiềm năng của mình như là thành viên hữu ích cho việc xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử để phát triển đất nước trong kỷ nguyên số.

Cải thiện chỉ số nguồn nhân lực góp phần tăng cơ hội cho người dân tham gia các dịch vụ công và tham gia vào các dịch vụ viễn thông một cách hiệu quả cao trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội thảo nhằm mục đích để các ủy viên của Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực (Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh) cùng các Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, các Sở GD&ĐT, các đại học, các trường/học viện cùng trao đổi, chia sẻ. Qua đó, nhằm tìm ra giải pháp tiếp tục nâng cao nhóm chỉ báo thành phần của HCI thuộc chỉ số Chính phủ điện tử. Kiến nghị với Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực, Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành liên quan xem xét điều chỉnh, bổ sung chính sách liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ