“Em muốn rút lại những gì vừa nói”
Khi trót lỡ lời nói điều gì quá đáng với chồng và biết chắc chồng sẽ vì thế mà tổn thương hoặc nổi khùng, vợ hãy lập tức nói câu này để chữa cháy.
Khi kịp thời nói ra điều ấy, chồng có thể hiểu là nó tương đương với lời xin lỗi và vợ đang rất hối hận vì đã trót có những câu nói không phải với anh ấy.
Cho dù vẫn bị sốc hoặc tổn thương, nhưng rõ ràng chồng sẽ dịu bớt rất nhiều bởi vợ đã nhận ra sai lầm để sửa sai thay vì bảo thủ và cứ cố chày cối cãi lấy được.
“Em sẽ suy nghĩ kĩ về điều đó”
Đây là lời nói thể hiện sự cân nhắc của vợ với vấn đề. Nếu như hai vợ chồng đang bất đồng về một điều gì đó, hãy nói câu này để cho anh ấy biết những ý kiến của anh ấy sẽ được vợ tiếp thu và suy nghĩ.
Và điều đó tất nhiên sẽ chứng tỏ rằng, chị em là một người vợ biết nghe lời chồng và biết cân nhắc đúng sai.
“Em không muốn mình cãi nhau một chút nào”
Dù ai đúng ai sai thì sự thật là cả vợ và chồng đã làm nên một cuộc khẩu chiến khiến mối quan hệ của hai người trở nên căng thẳng.
Dù bắt đầu là người đúng nhưng để việc xảy ra đến tình trạng này thì cả vợ và chồng đều có một phần lỗi trong đó. Do vậy, hãy thẳng thắn thừa nhận một phần trách nhiệm của mình trong việc cãi vã với chàng bằng câu nói: “Em rất tiếc vì giờ chúng ta lại bất đồng như vậy”.
Vợ không hề hạ mình khi nói câu đó mà ngược lại, sẽ có thể được tôn trọng hơn sau đó rất nhiều.
“Chúng ta đang đi quá xa vấn đề rồi đấy”
Nguyên nhân khiến vợ chồng cãi nhau là vấn đề A, nhưng các cặp vợ chồng lại có xu hướng bới móc thêm cả những vấn đề B, C, D… ra để hạ bệ nhau khiến cuộc tranh cãi càng thêm căng thẳng, cao trào.
Để chấm dứt việc tiếp tục làm tổn thương nhau và khiến cuộc tranh luận không có hồi kết bởi những chuyện cũ thì vợ nên tìm cách kiểm soát nó bằng cách nói với chàng những câu như: “Chúng ta đang đi quá xa vấn đề rồi đó”, “Em nghĩ chúng ta không nên lôi các câu chuyện cũ vào đây”, “Mình chỉ tranh luận đúng vấn đề ban đầu thôi được không anh”…
Hãy nhớ, cãi nhau chỉ giải quyết vấn đề mới phát sinh thôi, đừng tranh luận hay bới móc những chuyện từ “cổ lai hy” ra nữa.
Những nguyên tắc vàng khi cãi nhau với chồng
Không được cãi vã trước mặt người khác
Đặt bạn đời của mình vào một tình huống khó xử hay xấu hổ không phải cách làm tốt. Cho dù ở mức độ mâu thuẫn như thế nào, bạn phải tuân theo nguyên tắc này đầu tiên.
Hãy giữ cho mình cũng như anh ấy/ cô ấy thể diện, nếu bạn có một chút không hài lòng với chồng hoặc vợ bạn, phải thật bình tĩnh và nghĩ đến cuộc trò chuyện riêng vào lúc này là thực sự cần thiết.
Khoảng thời gian không có nhiều người sẽ giúp bản thân bạn có thêm thời gian suy nghĩ vấn đề này một cách tỉnh táo hơn.
Không bao giờ cãi nhau trước mặt con bạn
Tâm sinh lý của một đứa trẻ phụ thuộc 80% vào hành động của bố mẹ. Nếu được quyền lựa chọn để giải quyết mọi mâu thuẫn, bạn cần phải chọn những cách làm hòa bình nhất.
Đôi khi bạn chỉ cần nhìn vào thái độ của con cái, bạn sẽ biết được chúng buồn và thất vọng về bố mẹ như thế nào.
Hãy cùng trao nhau những cái ôm thân thiện, những nụ hôn tình cảm trước mặt con cái bạn, hãy để chúng biết rằng ở mọi lúc, mọi nơi, bố mẹ chúng vẫn hạnh phúc như thế nào.
Đừng bao giờ nhắc đến quá khứ của họ
Trong khoảnh khắc bạn tức giận, bạn sẵn sàng lôi những điều không tốt trong quá khứ để làm đối phương phải xấu hổ.
Tất cả những gì bạn đang làm là cố gắng thu hút sự chú ý của đối phương sang vấn đề khác. Cách làm này chỉ khiến vấn đề giữa hai người không được giải quyết mà còn trở nên tồi tệ hơn.
Tránh dùng bạo lực
Phụ nữ hay đàn ông đều có xu hướng bạo lực khi cãi vã đặc biệt là với người bạn đời của mình.
Bạn phải giữ cho tinh thần của bản thân ở trạng thái tốt nhất có thể. Đừng khiến cho mâu thuẫn quá kịch tính, điều này chỉ mang lại những tác hại mà khiến bạn cảm thấy hối hận sau này.