Cái chết của bà Ginsburg có thể tác động tới cuộc bầu cử Mỹ ra sao?

GD&TĐ - Cái chết của Thẩm phán Tòa án tối cao Ruth Bader Ginsburg đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi của Mỹ chỉ 6 tuần trước cuộc bầu cử tổng thống. Việc lấp chỗ trống của bà Ginsburg để lại có thể khiến công chúng không còn quan tâm nhiều tới cách xử lý dịch Covid-19 của TT Trump mà Đảng Dân chủ đang tập trung vào nữa.

Hình ảnh lá cờ được treo ở Nhà trắng sau cái chết của Thẩm phán Ginsburg
Hình ảnh lá cờ được treo ở Nhà trắng sau cái chết của Thẩm phán Ginsburg

Biểu tượng nữ quyền của Tòa án tối cao Mỹ đã trở thành huyền thoại trong số các cử tri theo cánh tả. Bà Ginsburg được cho là mong muốn một tổng thống mới sẽ chọn ra người thay thế mình – theo hãng tin NPR. Các ứng cử viên thay thế bà do tổng thống đề cử phải đứng trước một phiên điều trần của Thượng viện và được xác nhận thông qua bỏ phiếu.

Hiện tại, nhiều người đã bỏ phiếu trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đảng Cộng hòa cho biết Thượng viện nên xác nhận một ứng cử viên TT Trump đưa ra để thay nữ thẩm phán.

TT Trump đăng lên Twitter rằng đảng Cộng hòa “được đặt ở vị trí quyền lực và có tầm quan trọng này nhằm đưa ra quyết định cho những người đã bầu ra chúng tôi một cách tự hào, điều quan trọng nhất trong số đó là lựa chọn của các thẩm phán tòa án tối cao Mỹ” – TT Trump nói – “Chúng tôi có bổn phận này, không chậm trễ”.

Trong khi đó, các nhà lập pháp Dân chủ cho rằng Thượng viện nên chờ một tổng thống mới để chọn ra ứng cử viên cho vị trí thẩm phán trên. Ứng cử viên Joe Biden nói rằng việc TT Trump hối thúc tìm người thay thế bà Ginsburg khi cách cuộc bầu cử chưa đầy 2 tháng là "lạm dụng quyền lực".

Tuyên bố sau khi bà Ginsburg qua đời, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell của đảng Cộng hòa cho biết “người mà TT Trump đề cử sẽ được bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ.

Có một tiền lệ duy nhất gần đây diễn ra năm 2016 khi Thượng nghị sĩ McConnell từ chối xác nhận ứng cử viên Tòa án tối cao mà TT Obama khi đó đưa ra trước cuộc bầu cử tổng thống 8 tháng.

Trước tuyên bố trên, Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer cho rằng chỗ trống mà bà Ginsburg để lại sẽ không được lấp đầy cho tới khi có tổng thống mới.

Như vậy, các đảng viên đảng Dân chủ vốn đang cố gắng khiến cuộc bầu cử tập trung vào cách TT Trump xử lý đại dịch Covid-19 làm chết hơn 198 ngàn người Mỹ, hiện đối mặt với một cuộc chiến mới liên quan tới Tòa án tối cao.

Tòa án tối cao gần đây đã quyết định các vụ việc phân biệt đối xử dựa trên giới tính, phân biệt tôn giáo và luật nhập cư. Mọi người mong đợi cơ quan này sẽ quyết định các vấn đề liên quan tới phá thai và môi trường trong những năm tới.

Thượng viện Mỹ đã xác nhận TT Trump đã đề cử 216 thẩm phán liên bang, có nghĩa là hơn 1/4 thẩm phán liên bang đang hoạt động tại Mỹ là do TT Trump đề cử, bao gồm 2 thẩm phán Tòa án tối cao.

Theo Euro news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.