Cách viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến

GD&TĐ - Hội đồng khoa học Ngành huớng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến (SKKN).

Cách viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến

Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục.

Thực tế trong nhiều năm cho thấy, SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý, hoạt động giáo dục và đào tạo trong các nhà trường. 

Đẩy mạnh hoạt động tổng kết, đúc rút SKKN tiên tiến và phổ biến áp dụng sẽ tạo nên động lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện thành công các mục tiêu đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay.

SKKN có thể viết theo cấu trúc sau:

  1. Đặt vấn đề (hoặc mở đầu, tổng quan, một số vấn đề chung)

-    Cơ sở khoa học  của vấn đề nghiên cứu: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

-    Mục đích SKKN .

-    Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.

-    Kế hoạch nghiên cứu.

2. Nội dung SKKN

-    Nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.

-    Thực trạng vấn đề nghiên cứu(cách làm cũ).

-    Mô tả (có đối chiếu, phân tích, so sánh với cách làm cũ)các giải pháp (hoặc các biện pháp, ứng dụng, đổi mới …) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn. 

Đây là phần trọng tâm của SKKN. (Tùy theo đặc điểm từng SKKN mà thực trạng vấn đề nghiên cứu và mô tả giải pháp có thể viết riêng hoặc có thể kết hợp làm một).

-    Kết quả thực hiện bắt buộc phải có, nên dùng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh….

3. Kết luận và khuyến nghị

-    Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả…).

-    Các đề xuất và khuyến nghị.

4. Tài liệu tham khảo (nếu có)

Cấu trúc trên chỉ là 1 trong những cách trình bầy, nếu cán bộ, giáo viên viết theo các cách khác mà vẫn đảm bảo được các tiêu chí đánh giá thì vẫn cho điểm tối đa.

Chấm SKKN theo 4 tiêu chí:

Tính sáng tạo,gồm nội dung: Nội dung đề tài nhằm giải quyết đến những vẫn đổi mới hiện nay; tính mới của SKKN (đ¬ược xét theo góc độ tương đối).

Tính hiệu quả gồm nội dung: Thể hiện cách làm tối ¬ưu; cho kết quả cao và bền vững, ít hao phí công sức, tiền của, thời gian ...

Tính khoa học và sư phạm gồm nội dung: Nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, quản lý… đề cập trong SKKN phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục hiện nay, phù hợp với khoa học giáo dục và các chuyên ngành khoa học khác. Không được trái với những nguyên lý, phương châm sư phạm...

Tính ứng dụng, phổ biến gồm nội dung sau: Dễ ứng dụng; dễ phổ biến: Trình bầy vấn đề logic (viết gọn, rõ các bước thực hiện, có phân tích, đối chiếu, so sánh).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ