Cách trồng ớt cay trong chậu ra trái ăn quanh năm

Nếu bạn muốn trồng ớt tại nhà mà chưa biết cách, vậy những cách trồng ớt cay trong chậu ra trái ăn quanh năm dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Cách trồng ớt cay trong chậu ra trái ăn quanh năm

Cách trồng ớt cay trong chậu ra trái ăn quanh năm

Đối với nhiều gia đình, trong bữa ăn luôn phải có ớt cay để ăn kèm hoặc dùng để chế biến. Nhưng nhiều khi nhiều gia đình lại hết và không thể đi mua được, cũng do vậy mà bữa ăn của gia đình sẽ kém ngon. Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc trồng một cây ớt cho ra trái quanh năm ngay tại chính căn nhà của mình hay chưa? Các bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

Những công đoạn chuẩn bị:

Mô tả ảnh.
Trồng ớt cay trong chậu ra trái ăn quanh năm không phải ai cũng làm được?

Một ít hạt ớt khô làm giống: bạn nên lưu ý lấy hạt từ những cây ớt giống cay, màu đỏ tươi và kích thước nhỏ, nếu được thì chọn giống ớt thóc là hợp lý nhất.

Mô tả ảnh.
Lựa chọn hạt giống thận cẩn thận

Một khay làm đá viên nhỏ trong tủ lạnh, nếu không bạn có thể lựa chọn những dụng cụ có kích thích vừa đủ để gieo hạt.

Chậu cây có đường kính khoảng 15 – 20 cm (tùy theo số lượng trồng mà bạn sẽ mua số chậu cho phù hợp)

Một ít vôi và phân bón cây loại NPK.

Nước ấm cùng với trà hoa cúc/một lọ oxy già.

Các bước tiến hành gieo hạt và trồng ớt

Trồng đúng theo thời điểm thích hợp: Thông thường ta sẽ trồng ớt vào 3 vụ trong năm:

Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch.

Vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.

Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.

Chọn giống: Hiện nay các giống ớt được trồng phổ biến như: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm...

Lựa chọn đất: Làm đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng.

Để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat.

Để tránh sâu bệnh,cỏ dại, giảm hao phân bón thì bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp.

Chuẩn bị hạt và gieo trồng:

Mô tả ảnh.
Những bước cần thiết để tiến hành trồng ớt tại nhà

Giâm hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời.

Gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công.

Khi cây bắt đầu có từ 4-5 lá thật (nếu phát triển tốt thì trong vòng từ 30-35 ngày sau gieo), có thể chuyển cây con ra trồng.

Các bước chăm sóc cây khi đã ra lá thật:

Tưới nước: Trong những mùa mưa, bạn cần đảm bảo thoát nước tốt. Nếu mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Bạn nên sử dụng tưới thấm thay cho tưới trực tiếp vừa để tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Mô tả ảnh.
Bạn nên tưới nước đều đặn để cây phát triển nhanh chóng

Tỉa nhánh, lá, bón phân: Ta tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Thường thì ta tỉa cành lúc nắng ráo.

Quá trình bón phân chia làm 4 lần bón: ( bạn có thể tham khảo những công thức dưới đây)

Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4 : Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Thu hoạch: Khi thu hoạch, ta nên ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Đặc biệt nếu được chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.

Phòng trừ sâu bệnh:

Khi trồng cây, ta thường gặp phải những bệnh như: bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu xanh đục trái, sâu ăn tạp, bệnh héo cây con, bệnh héo chết cây – đối với những loại bệnh này, các bạn nên tìm hiểu thông tin và sử dụng thuốc để ngăn ngừa bệnh cho cây trồng.

Hy vọng những thông tin về cách trồng sẽ giúp ích cho các bạn khi muốn thử sức làm nhà nông ngay tại nhà cùng những trái ớt đỏ tươi trong những bữa cơm!

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ