Gừng tươi – sản phẩm ‘đa-zi-năng’
Gừng tươi là một gia vị quen thuộc của người Việt được sử dụng trong nhiều món xào, món canh, ướp thịt,… giúp món ăn thơm ngon hơn. Các dịp Tết, người dân Việt Nam còn rất ưa chuộng món mứt gừng thơm ngon và có tác dụng chống ho hoặc phòng tránh tụt huyết áp rất tốt.

Gừng tươi có thể chữa được rất nhiều loại bệnh
Gừng có tính ấm nên rất được ưa chuộng trong mùa đông và chữa vô vàn các bệnh về ho, đau họng, lở loét, ngứa, gàu ở da đầu, chữa trị các vết mụn, giảm béo,…
Nhìn chung, gừng tươi là một loại rau củ gia vị vừa giúp chúng ta khỏe mạnh hơn vừa có công dụng làm đẹp.
Cách trồng gừng tại nhà
Hơn nữa, cách trồng gừng tại nhà còn vô cùng đơn giản. Bạn hãy học cách trồng gừng ngay bây giờ để luôn có gừng dùng cho cả nhà mà không phải chạy ra ngoài chợ.
Chọn giống gừng
Bạn nên chọn giống củ gừng nhỏ (như gừng sẻ, gừng dé), không chọn loại củ to, vì gừng củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải, không bị gãy lá.

Chọn những loại gừng nhỏ để gừng thơm và cay hơn so với giống gừng to
Chọn củ gừng để trồng dày mình, nhẵn nhụi, không chọn củ bị sứt vỏ, khô héo và bỏ phần gốc của mỗi củ gừng giống.
Chuẩn bị chậu và đất trồng
Chọn chậu nhựa hay chậu sành có kích thước cao khoảng 35-40 cm, rộng 30-35 cm.
Gừng thích hợp với các loại đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Vì thế, để trồng gừng trong nhà có củ, bạn nên trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu và phân giun quế theo tỷ lệ 1:2:1.

Chuận bị chậu và đất trồng gừng hợp lý
Ngoài ra, chúng ta có thể trồng gừng ở bao tải thay vì dùng chậu nhựa hay sành. Cách trồng gừng bằng bao tải cũng giúp giống cây này phát triển rất tốt.
Các bước trồng gừng
Bước 1: Ngâm củ gừng vào nước và để qua đêm
Bước 2: Sau đó, lấy dao cắt củ gừng ra thành các đoạn nhỏ (từ 40 – 60g để đủ dinh dưỡng nuôi cây non), chú ý không cắt vào mắt gừng và loại bỏ gốc gừng không có mầm.
Bước 3: Lấy đất sau khi trộn đều cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm.
Bước 4: Tưới nước nhẹ 2 - 3 lần/ ngày, tránh chôn sâu củ gừng giống để tránh úng nước, thối củ.

Cây gừng bắt đầu lên mầm với chế độ chăm sóc hợp lý
Chăm sóc cây gừng
Sau 20 ngày ươm, củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần. Giữ đất luôn đủ độ ẩm, nhất là trong giai đoạn gừng xuống củ, nhưng không quá ướt. Ngừng tưới nước sau 7 – 8 tháng, khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch.
Bạn nên đặt chậu cây ở ngoài hiên, hay trong phòng; thỉnh thoảng đặt chậu ra phía có ánh nắng dịu để cây quang hợp (mỗi ngày đặt cây ở nơi có ánh sáng chiếu từ 5 đến 6 giờ/ngày thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn).

Mỗi ngày có thể đặt chậu cây gừng ra ngoài nắng từ 6-8 tiếng
Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy tù 3 - 4 cm khi thấy củ gừng nhô lên. Hãy dùng phân giun quế hay các loại phân hữu cơ an toàn khác có bán trên thị trường.
Thu hoạch:
Gừng trồng khoảng 7 – 8 tháng có thể thu hoạch để lấy củ. Khi đào, bạn phải nhẹ tay tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh dễ xâm nhập.

Từ 7-8 có thể thu hoạch gừng thường xuyên
Nói chung, cách trồng gừng tại nhà vô cùng đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Hãy đợi 7-8 tháng để gia đình bạn có gừng sử dụng thường xuyên. Thậm chí bạn có thể làm mứt gừng cho dịp Tết nữa.