Cách trồng dưa lưới, dưa lê sai quả đơn giản trong thùng xốp

Dưới đây là cách trồng dưa lưới và dưa lê sai quả trong thùng xốp chị em nên tham khảo áp dụng để có những quả dưa thơm ngon, an toàn nhé!

Cách trồng dưa lưới, dưa lê sai quả đơn giản trong thùng xốp

Cách trồng dưa lưới

dua
Vào mùa hè, những trái dưa ngọt mát là món khoái khẩu của nhiều gia đình.

1. Chuẩn bị để trồng dưa lưới tại nhà

dua
Hãy thử áp dụng ngay cách trồng dưa lưới dưới đây để có thực phẩm sạch ngọt mát trong hè này nhé!

Đất trồng

Đất trồng dưa phải tơi xốp. Gia đình có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được.

Thùng xốp

Với những thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 - 2 cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.

Ánh sáng

Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày. Nếu ban công nhà quá hẹp, khuất bóng thì không nên trồng vì trái dưa không lớn nổi.

Dung dịch thủy canh

Thông thường, nếu gia đình muốn trồng những loại dưa trái lớn như dưa hấu, dưa vàng, dưa lưới,...thì nên tưới bằng dung dịch thủy canh hoặc phải bón thêm nhiều phân NPK mới đủ dinh dưỡng cho cây để ra hoa, ra trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, nếu có thì cũng còi cọc và khi ăn vị rất nhạt.

2 Cách trồng dưa lưới tại nhà

Gieo hạt

dua
Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát.

Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 1-2 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn.

Chăm sóc

Tưới dung dịch thủy canh: Trong thời kì cây con, bạn không cần tưới nhiều dung dịch thủy canh. Chờ khi cây ra 3-4 lá thì mới pha dung dịch tưới từ 0.5 - 0.8 lít/ngày cho cây.

Làm giàn: Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Thay vì đóng cọc, gia đình có thể lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới.

Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, ta bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.

dua
Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại.

Thụ phấn: Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Thời gian này, bạn nên thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6-8h sáng để đạt được tỉ lệ đậu cao nhất.

Ngắt bỏ bớt hoa: Sau 2-3 ngày, nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra là quả đã đậu. Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2-3 quả để tập trung nuôi cho tốt. Thông thường, dưa hấu, dưa lưới để lại 2 quả trên cây còn dưa lê được 3-4 quả/cây.

Ngắt bớt ngọn: Khi cây lớn được 22-25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả .

Treo quả: Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gẫy.

3. Thu hoạch dưa

dua
Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng.

Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

Cách trồng dưa lê

dua
Dưa lê là thực phẩm tốt cho mùa hè - một loại quả rất ngọt và thanh mát.

1. Thời vụ trồng dưa lê

Dưa lê có thể trồng từ tháng 1 - 9 âm lịch, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 - 3 âm và từ tháng 8 - 9 âm lịch. Trồng sớm gặp thời tiết lạnh, trời âm u ánh sáng yếu cây phát triển chậm dễ bị sâu bệnh phá hoại.

dua
Dưa lê có thể trồng từ tháng 1 - 9 âm lịch, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 - 3 âm và từ tháng 8 - 9 âm lịch.

Giai đoạn từ tháng 5 -7 dưa dễ gặp mưa, nắng nóng ảnh hưởng đến phát triển và quá trình ra hoa kết quả. Tuy nhiên, trồng dưa lê vào chậu và để ban công sẽ tránh được nhiều ảnh hưởng từ thời tiết.

2. Đất trồng dưa lê

Trồng dưa lê cần đất tơi xốp thoát nước, nên bạn dùng loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất vì loại đất này vừa thoát nước vừa giữ được nhiệt độ của đất điều hòa, thúc đẩy quá trình phát triển của dưa lê, làm cho dưa lê mau có quả, cho quả có màu sắc hương vị ngon nhất.

3 Chậu trồng

dua
Bạn chọn chậu kích thước đường kính > 60cm, sâu > 40cm, mỗi chậu trồng 1-2 cây là phù hợp.

Bạn chọn chậu kích thước đường kính > 60cm, sâu > 40cm, mỗi chậu trồng 1-2 cây là phù hợp. Nếu trồng thùng xốp to thì có thể trồng 2-3 cây/thùng. Lưu ý, phải đục những lỗ thủng nhỏ đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.

4. Gieo hạt

Ươm hạt dưa lê rất đơn giản, bạn chỉ cần cho hạt vào bầu, đầu nhọn xuống dưới, tưới đẫm nước để vào chỗ mát 1-2 hôm nảy mầm, không cần tưới nhiều hạt sẽ úng không nảy mầm được. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh. Khi cây có lá thật thì mang trồng vào thùng, chậu.

5. Bón phân cho dưa lê

Khi cây có 4-5 lá và giai đoạn quả to sắp thu hoạch bạn bón thêm kali, đạm. Để tăng khả năng kháng bệnh có thể phun phân bón kháng sinh Alpha Green định kỳ 5 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

6 Chăm sóc dưa lê

dua
Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, nhưng phải luôn giữ cho đất thông thoáng thoát nước.

Tưới nước: Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, nhưng phải luôn giữ cho đất thông thoáng thoát nước.

Ngắt ngọn: Đặc điểm của dưa lê là cây cho cả hoa đực và hoa cái như tất cả các cây trong họ bầu bí. Tuy nhiên ở hoa cái của dưa lê vẫn tồn tại cả nhị đực do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả. 

Cây dưa lê cho hoa ở ngay nách lá đầu tiên của cành nhánh nên muốn dưa lê sai quả, cần ngắt ngọn dưa thường xuyên hai ngày một lần khi cây dưa đủ 6 – 8 lá. Việc ngắt ngọn thường xuyên sẽ giúp cây phát triển dây, cho quả sai, đẹp.

7. Thu hoạch

dua
Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 90 - 100 ngày.

Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 90 - 100 ngày. Từ lúc hoa cái tàn tới lúc quả chín khoảng 30 - 40 ngày. Quả dưa lê khi chín phải có màu trắng ngà và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

Lưu ý khi trồng dưa lê

Đất trồng cần luôn luôn ẩm nhưng phải thật thoát nước. Dưa lê nếu gặp gió thân sẽ cuốn vào nhau, lật lá nên nếu làm giàn cần phải dùng dây buộc thân vào giàn. 

Dưa lê khi chín có mùi thơm ngào ngạt hấp dẫn chuột, kiến, giun dế... đến phá nên cần có biện pháp phòng chống ngay từ khi quả còn xanh. Dưa lê cũng như tất cả các giống dưa khác đều yêu cầu ánh sáng lớn, nếu ban công nhà bạn bị che lấp ánh sáng thì bạn không nên trồng dưa lê.

Theo phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ