Cách lựa chọn và bảo quản dầu ăn

Dầu ăn là sản phẩm không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Để sử dụng dầu ăn một cách hiệu quả, các bà nội trợ có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:

Cách lựa chọn và bảo quản dầu ăn
Cach lua chon va bao quan dau an - Anh 1

Không nên đun dầu ăn quá nóng. Nhiều bà nội trợ thích chờ dầu nóng già bốc khói mới chế biến món ăn, nhưng dầu ở nhiệt độ cao không những phá vỡ thành phần dinh dưỡng trong đồ ăn, mà còn sinh ra các chất gây ung thư, nên tốt nhất, hãy làm nóng chảo trước, cho dầu vào là xào nấu luôn không chờ dầu nóng bốc khói.

Lợi ích từ dầu mỡ động vật. Cơ thể nếu thiếu dầu sẽ bị thiếu vitamin cũng như a-xít béo, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên không phải cứ dầu thực vật mới tốt, một lượng dầu mỡ từ động vật (a-xít béo bão hòa) cũng sẽ có lợi cho sức khỏe.

Sử dụng cân đối chất béo không bão hòa. Đối với nhóm người có mỡ máu bất thường hoặc người thừa cân, chúng ta càng phải chú trọng trong việc lựa chọn loại dầu ăn có nhiều a-xít béo không bão hòa đơn thể (đây là chất béo tốt, có thể kể tới dầu oliu). Tổng lượng dầu ăn mà nhóm người này cần dùng nên kiểm soát không quá 25g/ngày, lượng a-xít béo không bão hòa đơn thể và a-xít béo không bão hòa đa thể (đây là chất béo cần thiết đối với cơ thể, loại này có ở một số thực phẩm như quả óc chó, cá hồi, hạt cây lanh) nên tương đương nhau.

Cach lua chon va bao quan dau an - Anh 2

Chú ý khi dùng dầu đậu nành. Dầu đậu nành hiện là loại dầu phổ biến nhất, trong dầu đậu nành chứa nhiều lecithin và a-xít béo không bão hòa, dễ tiêu hóa và hấp thu. Lecithin cùng với protein, vitamin được coi là một trong ba loại dinh dưỡng quan trọng nhất. Nó có thể tăng cường kích hoạt tế bào não, giúp duy trì kết cấu tế bào não, suy giảm trí nhớ, tăng trí nhớ cho trẻ em. Nhưng nếu nhiều a-xít béo không bão hòa cũng sẽ làm giảm bớt cholesterol tốt, dễ sinh khói và độc tố khi đun nóng ở nhiệt độ cao.

Tự kiểm tra chất lượng dầu ăn. Dầu đậu nành chất lượng tốt có màu vàng thẫm, loại bình thường có màu vàng nhạt; dầu hạt cải có màu vàng ánh xanh lá cây hoặc màu vàng kim; dầu lạc có màu vàng nhạt hoặc màu cam nhạt. Nếu trong quá trình sản xuất, dầu được cho thêm màu thực phẩm hoặc tạp chất thì màu sắc và độ trong sẽ bị ảnh hưởng.

Độ trong càng cao, tức là dầu ít tạp chất nên có chất lượng tốt. Dầu thực vật để ở trạng thái tĩnh phải trong suốt, không vẩn đục, không có cặn lắng.

Lấy ngón tay chấm vào dầu và xoa lên lòng bàn tay rồi ngửi, dầu chất lượng tốt sẽ chỉ có mùi dầu chứ không có mùi lạ khác. Nếu dầu có mùi tanh nhẹ tức là dầu đã qua sử dụng, dầu ăn thông thường sẽ chỉ có mùi thơm nhẹ.

Chấm đầu đũa vào dầu để nếm thử, dầu không được có vị chát, mùi hôi hoặc vị chua.

Đun dầu nóng và nghe âm thanh, dầu nóng già mà không có âm thanh nào tức là sản phẩm đạt tiêu chuẩn; dầu sôi có tiếng “tí tách” là do có lẫn nước, còn dầu sôi có tiếng “xèo xèo” hoặc là lượng nước lẫn trong dầu quá nhiều, hoặc là mua phải dầu giả.

Bảo quản dầu ăn. Dầu ăn nên tránh ánh sáng, tránh nhiệt độ cao và tránh lẫn nước để luôn đảm bảo chất lượng cho bữa ăn và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ