Ra mồ hôi trộm là tình trạng khá phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ và điều này được giải thích là do hệ thần kinh thực vật của trẻ lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện.
Chứng ra mồ hôi thường hay xuất hiện do bệnh lý (như thiếu vitamin D giai đoạn sớm, mắc bệnh nhiễm khuẩn, còi xương…) hoặc môi trường ngoại cảnh (như đắp nhiều chăn, phòng ngủ quá bí, ngột ngạt).
Thiếu vitamin D dẫn đến việc trẻ hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình.
Nếu tình trạng mồ hôi trộm diễn ra thường xuyên và liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy mà ba mẹ cần chú ý để tìm ra biện pháp chữa trị kịp thời.
Bổ sung vitamin D
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ đó là thiếu vitamin D. Những trẻ dưới 1 tuổi, trẻ bị còi xương, sinh non, có vấn đề về tiêu hóa thường rất dễ thiếu hụt vitamin D.
Cách để bổ sung vitamin D là cho bé uống viên vitamin D và tắm nắng vào buổi sáng trước 10h và tăng dần từ 2-3 tiếng để bé hấp thu tốt nhất.
Không đưa bé đi tắm ngay
Khi bé bị đổ mồ hôi trộm, các mẹ không nên tắm ngay cho bé mà phải dùng khăn mềm lau khô mồ hôi. Điều này không những giúp bé tránh bị nhiễm lạnh mà còn se nhỏ lỗ chân lông đẩy lùi hiện tượng hấp thụ mồ hôi ngược lại vào cơ thể.
Không để trẻ bị mất nước
Mẹ cần bổ sung đầy đủ nước cho trẻ để bù lại lượng nước bị mất qua đường mồ hôi. Bên cạnh đó, tránh cho bé chơi đùa, nghịch quá nhiều trước giờ đi ngủ làm nhiệt độ cơ thể tăng dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm.
Cung câp đủ dinh dưỡng cho trẻ
Cho trẻ ăn đủ chất như bột, đạm, béo và vitamin, khoáng chất, bổ sung nước, nên ăn những thực phẩm có tính mát như các loại rau xanh, hoa quả, hạn chế các thức ăn cay nóng (dễ làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nổi mụn, mẩn ngứa).