Cách dạy truyền thống khó thu hút thanh niên dân tộc học nghề

GD&TĐ - Tại nghị trường Kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu thể hiện sự quan tâm tới lĩnh vực đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang). Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang). Ảnh: Quốc hội

Đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu cho đồng bào dân tộc

Theo bà Hà Thị Lan – đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đoàn Bắc Giang, trong nhiệm kỳ này, Chính phủ đã có nhiều biện pháp để nâng cao nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho 8 triệu người lao động. Trong đó có nhiều giải pháp để giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đã trình Quốc hội thông qua Đề án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Nhưng theo ĐBQH Châu Quỳnh Dao – Đoàn Kiên Giang vẫn còn một số bất cập về công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực, trí lực cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo báo cáo của UNICEF và Ngân hàng Thế giới năm 2019, có gần 1/3 trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thiếu dinh dưỡng ở thể thấp còi. Con số này cao hơn gấp 2 lần so với tỷ lệ của trẻ em dân tộc Kinh.

Bà Châu Quỳnh Dao cho rằng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phát triển về trí lực, khả năng học tập, ảnh hưởng đến năng suất lao động sau này. Theo một số chuyên gia, việc ảnh hưởng đến năng suất lao động sẽ giảm đi 10%, tổng mức thu nhập suốt đời của một cá nhân và đối với đất nước của chúng ta sẽ giảm đi 3% GDP hàng năm như thế.

“Công tác đào tạo nghề cũng có nhiều đổi mới, nhưng vẫn chưa khắc phục được một số bất cập. Trong lĩnh vực đào tạo nghề, dù có chính sách miễn phí cho đồng bào dân tộc ít người, nhưng nội dung đào tạo đôi khi cũng chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng. Chúng ta cũng còn cứng nhắc ở việc đào tạo xoay quanh chủ yếu 2 lĩnh vực là chăn nuôi, trồng trọt. Phương pháp chủ yếu sử dụng ngôn ngữ phổ thông, rao giảng truyền thống, nên khó thu hút đông đảo thanh niên dân tộc thiểu số tham gia” – đại biểu Châu Quỳnh Dao nói.

Đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang). Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang). Ảnh: Quốc hội

Nhiều sinh viên cử tuyển thất nghiệp

Việc thực hiện chính sách ưu tiên trong đãi ngộ, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cũng còn có những bất cập. Ví dụ như hiện nay, nhiều sinh viên cử tuyển ra trường chưa có việc làm. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó dễ thấy nhất chính là chưa giải quyết được mối quan hệ giữa đào tạo và quy hoạch hay là những địa phương có nhu cầu tuyển nhưng số lượng biên chế không cho phép vì đã đủ rồi. Đặc biệt nữa là do sự kết nối chính trị, vì vậy, cơ hội để tiếp cận các vị trí việc làm cũng rất khó.

ĐBQH Châu Quỳnh Dao cũng nêu thực tế đáng buồn là tỷ lệ cán bộ nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ vẫn còn ít. Trình độ, sơ cấp, trung cấp chưa qua đào tạo trong cơ quan cấp tỉnh chỉ đạt 50%, cấp huyện con số cũng đáng buồn là chỉ có 80%.

“Từ những bất cập này, nếu như chúng ta không đề ra giải pháp một cách thỏa đáng thì khó lòng mà thực hiện được khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã xác định, đó là về nguồn lực con người. Nếu như không giải quyết được nhu cầu bức thiết này thì chúng ta sẽ không thực hiện được vấn đề đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững không chỉ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà đối với cả nước” – đại biểu Châu Quỳnh Dao cho biết.

ĐBQH Trần Anh Tuấn – TP Hồ Chí Minh cho rằng, năng suất lao động là một trong những nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế phát triển. Giai đoạn 2011 - 2015, năng suất lao động chỉ đạt là 4,35% thì năng suất lao động năm 2016 và 2020 là đạt 5,8%. Tuy nhiên có thể nói năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp.

Doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn cao và các khu vực này thì năng suất lao động vẫn còn thấp so với các khu kinh tế khác nên ảnh hưởng chung tới toàn bộ nền kinh tế.

Đại biểu Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: “Muốn cải thiện tốt năng suất lao động, cần phải đầu tư mạnh cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới mô hình tăng trưởng theo kinh tế số và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất. Chú trọng đến khâu nghiên cứu, phát triển”.

Đại diện Đoàn TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, nghiên cứu phát triển của chúng ta chưa được đa số các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng đầu tư. Ngân sách dành cho khoa học, công nghệ còn khiêm tốn, thấp hơn 2% GDP, thấp hơn mức bình quân của thế giới. Nhìn chung, đóng góp năng suất lao động vào GDP trong những năm qua đều tăng nhưng chưa tạo sức bật lớn trong sản xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.